Tài nguyên di truyền sinh vật đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển nền nông nghiệp của nhân loại. Do đó, tất cả các nước trên thế giới đều chú trọng đầu tư cho thu thập, bảo tồn lưu giữ và khai thác nguồn gen sinh vật phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
- MỞ ĐẦU
Cây nho (Vitis vinifera L,) là một trong những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả nho hàm lượng đường tổng số chiếm 15-25%, protein 0,03 - 0,17%, các chất khoáng hoà tan 0,03 - 0,6%, tanin 0,01- 0,1%… và còn chứa nhiều axid amin, axid tartaric, axid malic, axid xitric và các vitamin (Shanmugavelu K,G,, 2003). Sản phẩm nho được sử dụng ở nhiều dạng như: ăn tươi, sấy khô, sản xuất rượu, bánh kẹo và nhiều sản phẩm khác.
Tài nguyên di truyền sinh vật đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển nền nông nghiệp của nhân loại. Do đó, tất cả các nước trên thế giới đều chú trọng đầu tư cho thu thập, bảo tồn lưu giữ và khai thác nguồn gen sinh vật phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, công tác bảo tồn và lưu giữ nguồn tài nguyên di truyền được quan tâm khá sớm, được xem là nhiệm vụ thường xuyên cấp nhà nước kể từ năm 1987.
Từ những năm 1971, cây nho được nhập vào Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp... và đã trở thành cây đặc sản của tỉnh Ninh Thuận. Đối với cây nho, công tác thu thập, bảo tồn và khai thác nguồn gen có những bước tiến mạnh mẽ từ sau năm 1975. Kết quả đánh giá trong thời gian qua cho thấy tập đoàn quỹ gen nho hiện có khá phong phú về tiềm năng sử dụng, mỗi mẫu giống có thể mang một hoặc một số tính trạng quý như chống chịu sâu, bệnh hại, chịu được khí hậu nóng ẩm, thành phần sinh hoá học phù hợp chế biến thực phẩm hay ăn tươi. Bước đầu đã khai thác phát triển được một số giống khá tốt, quy trình kỹ thuật canh tác và quản lý sâu, bệnh hại cho các giống mới đã được đề xuất.
Hiện nay, trong sản xuất cơ cấu giống nho còn nghèo nàn, phần lớn diện tích trồng giống nho Red Cardinal, NH01-48. Phần nhỏ còn lại được trồng các giống khác như: Shiraz, Black Queen…nhưng diện tích rất ít. Tuy nhiên, về lâu dài cần thiết phải xây dựng bộ giống nho tốt phục vụ sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Để đáp ứng được yêu cầu trên vấn đề thiết yếu là phải có nguồn thực liệu phong phú, Công tác duy trì và đánh giá các giống trong tập đoàn nhằm: 1)Bổ sung hoàn thiện lý lịch của các giống trong tập đoàn làm cơ sở chọn những nguồn gen tốt đáp ứng yêu cầu cho chọn tạo các giống nho có năng suất cao, chất lượng tốt và kháng sâu bệnh trong thời gian đến; 2) Đánh giá chọn lọc những giống có triển vọng giới thiệu cho so sánh diện hẹp, diện rộng để phục vụ đa dạng cơ cấu giống nho trong sản xuất.
- QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ XÂY DỰNG VƯỜN TẬP ĐOÀN GIỐNG NHO
Cây nho được du nhập vào Việt Nam năm 1960-1971 và được trồng tại Trung tâm Nha Hố. Nguồn nhập từ các nước Thái Lan, Nam Triều Tiên và Mỹ với trên 70 giống có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.
Sau 1975, do chưa có định hướng phát triển nên tập đoàn giống nho đã chuyển cho đơn vị khác quản lý và chỉ giữ 4 giống (Alden, Muscat blanc, Ribier và Cardinal) phổ biến trong sản xuất (Phạm Hữu Nhượng, 2000). Do cạnh tranh về chủng loại sản phẩm và thị trường, nên từ 1990 đến nay trong sản xuất chỉ còn duy nhất giống nho đỏ (Cardinal).
Trước những năm 90, nghề trồng nho phát triển tự phát theo yêu cầu của thị trường, diện tích và sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Kỹ thuật canh tác nho chủ yếu dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nông dân. Công tác nghiên cứu khoa học cho cây nho chưa được chú trọng. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế thu được từ cây nho chưa đúng với thế mạnh vốn có của nó.
Từ những năm 1994, công tác về giống nho bắt đầu được quan tâm, với mục tiêu tìm ra giống mới nhằm thay thế một phần cho giống nho đỏ (Cardinal) và làm phong phú cơ cấu giống của tỉnh. Từ đó, vườn tập đoàn giống nho của Trung tâm nghiên cứu cây bông (nay là Viện nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố) được thành lập và lưu giữ 21 mẫu giống nho, gồm 6 mẫu giống nho ăn tươi, 11 mẫu giống nho rượu, 3 mẫu giống nho làm gốc ghép và 1 mãu giống nho không hạt.
Từ năm 2002 đến năm 2012, thông qua hợp tác với Viện Di Truyền Nông nghiệp theo chương trình DA15 và một số chương trình khác, nên số lượng mẫu giống nho được thu thập, lưu giữ tại Viện nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố là 176 mẫu giống. Nguồn gốc các mẫu giống chủ yếu nhập nội từ các nước Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Úc, Pháp, Thái Lan, Israel, Đài Loan, Đức, Italia và thu thập trong nước. Trong số 176 mẫu giống nho, có 165 mẫu giống nho đã được đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất của giống. Trong đó, nho ăn tươi 82 giống, nho làm rượu 51 giống, nho không hạt 22 giống, nho làm gốc ghép 10 giống và 11 giống chưa xác định đặc tính sử dụng.
Bảng 1: Nguồn gốc và mục đích sử dụng các mẫu giống nho thu thập và nhập nội
(Nha Hố, năm 2013)
TT
|
Nguồn gốc nhập nội, thu thập
|
Mục đích sử dụng
|
Tổng cộng
|
Ăn tươi
|
Làm rượu
|
Sấy khô
|
Gốc ghép
|
Chưa xác định
|
1
|
Nhật Bản
|
28
|
2
|
1
|
0
|
4
|
35
|
2
|
Mỹ
|
4
|
10
|
5
|
0
|
1
|
20
|
3
|
Ấn Độ
|
7
|
3
|
5
|
1
|
0
|
16
|
4
|
Italia
|
3
|
1
|
0
|
0
|
4
|
8
|
5
|
Úc
|
1
|
8
|
1
|
1
|
0
|
11
|
6
|
Pháp
|
2
|
6
|
0
|
0
|
0
|
8
|
7
|
Thái Lan
|
5
|
0
|
0
|
1
|
1
|
7
|
8
|
Israel
|
1
|
1
|
0
|
0
|
0
|
2
|
9
|
Đài Loan
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
1
|
10
|
Đức
|
0
|
2
|
0
|
0
|
0
|
2
|
11
|
Việt Nam
|
10
|
5
|
3
|
3
|
0
|
21
|
Tổng cộng
|
61
|
39
|
15
|
6
|
10
|
131
|
Từ năm 2013 đến nay, tiếp tục công tác duy trì, đánh giá và chọn lọc quỹ gen cây nho, nên Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố đã sàng lọc và loại bỏ những giống không phù hợp với điều kiện sinh thái ở Ninh Thuận (sinh trưởng yếu, nhiều năm không ra hoa đậu quả), đồng thời loại bỏ những giống nho bị trùng lặp. Do vậy, đến thời điểm hiện nay, Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố đang duy trì trên đồng ruộng 131 mẫu giống nho (phụ lục, bảng 1), nguồn gốc các giống chủ yếu nhập nội từ các nước Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Úc, Pháp, Thái Lan, Israel, Đài Loan, Đức, Italia và thu thập trong nước, danh sách các mẫu giống nho đang được duy trì trên đồng ruộng (bảng 1).
- KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM
Công tác duy trì, đánh giá và chọn lọc các mẫu giống nho luôn được quan tâm và thực hiện tốt tại Viện nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố. Năm 1997, đã tiến hành đánh giá và chọn lọc từ vườn tập đoàn 1 giống nho ăn tươi có triển vọng NH01-48. Kết quả chọn lọc, khảo nghiệm và sản xuất thử trên diện hẹp từ 1997 - 1999 đã được Hội đồng khoa học Bộ NN & PTNT nghiệm thu tháng 7/1999 tại Đà Lạt. Đồng thời cho phép khu vực hóa giống NH01-48 (quyết định số 3492 QĐ/BNN-KHCN của Bộ trưởng bộ NN & PTNT, ngày 9 tháng 9 năm 1999) và công nhận giống vào năm 2002, tại thời điểm đó, toàn tỉnh đã trồng với diện tích khoảng 60 ha giống nho mới NH01-48. Giống NH01-48 là nho sử dụng với mục đích chính ăn tươi, có nhiều điểm ưu việt hơn so với giống Cardinal về các chỉ tiêu phẩm chất như số hạt/quả; tỷ lệ quả nứt; độ Brix và đặc tính của vỏ quả. Tiềm năng cho năng suất của giống NH 01-48 tương đối cao và ổn định. Tỷ lệ nứt quả cuối vụ thấp nên ảnh hưởng không lớn đến năng suất. Thời gian sinh trưởng trung bình từ 110 đến 125 ngày/vụ, tỷ lệ đậu quả khi gặp thời tiết thuận lợi rất cao (trên 90%). Quả nho khi chín có màu vàng xanh khá hấp dẫn, chùm quả to, số hạt/quả ít (từ 1 – 2 hạt), quả có hình dạng thon dài (bảng 2).
Bảng 2: Một số đặc điểm của giống nho mới NH01-48 và Cardinal
STT
|
Chỉ tiêu/tính trạng
|
Giống nho
|
NH01-48
|
Cardinal (đ/c)
|
1
|
Năm nhập nội
|
1997
|
1960
|
2
|
Nguồn gốc nhập vào Việt Nam
|
(*)
|
Mỹ
|
3
|
Mục đích sử dụng chính
|
Ăn tươi
|
Ăn tươi
|
4
|
Thời gian sinh trưởng (ngày)
|
110 - 125
|
85 - 100
|
5
|
Tiềm năng cho năng suất
|
Cao
|
Khá
|
6
|
Màu sắc quả khi chín
|
Xanh
|
Đỏ
|
7
|
Khối lượng quả
|
Khá
|
Trung bình
|
8
|
Khối lượng chùm
|
To
|
Trung bình
|
9
|
Tỷ lệ đậu quả
|
Cao
|
Khá
|
10
|
Số hạt/quả (hạt/quả)
|
1 – 2
|
2 – 3
|
11
|
Độ Brix (%)
|
17 – 20
|
13 –15
|
12
|
Tỷ lệ nứt quả cuối vụ (%)
|
Thấp
|
Cao
|
13
|
Đặc tính vỏ quả
|
Dày
|
Mỏng
|
14
|
Hình dạng quả
|
Thon dài
|
Tròn
|
Ghi chú: (*): NH01-48 nhận từ Viện cây ăn quả Miền Nam, nguồn gốc Thái Lan từ giống White Malaga theo báo cáo của TS Nguyễn Trọng Tình-Viện NC bông và PTNN Nha Hố năm 2008.
Từ năm 2002, đã chọn lọc từ vườn tập đoàn 2 giống nho ăn tươi NH01-93; NH01-96 và giống nho rượu NH02-90, các giống nho này đã được đưa đi khảo nghiệm từ năm 2003. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các giống trên thể hiện nhiều ưu điểm nổi trội và đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận cho sản xuất thử vào năm 2007.
Bảng 3. Một số đặc điểm của giống nho mới NH01-93, NH01-96 và NH02-90
STT
|
Chỉ tiêu/tính trạng
|
|
Giống
|
|
NH01-93
|
NH01-96
|
NH02-90
|
1
|
Mục đích sử dụng chính
|
Ăn tươi
|
Ăn tươi
|
Chế biến rượu
|
2
|
Thời gian sinh trưởng (ngày)
|
110 -120
|
110-130
|
90-100
|
3
|
Tiềm năng cho năng suất (tấn/ha/vụ)
|
15-20
|
15 -18
|
11-15
|
4
|
Màu sắc quả khi chín
|
Tím đen
|
Xanh vàng
|
Tím đen
|
5
|
Khối lượng quả
|
4,8-6,0
|
4,5-5,5
|
1,5-2,5
|
6
|
Khối lượng chùm
|
250-300
|
250-300
|
160-200
|
7
|
Số hạt/quả (hạt/quả)
|
1-2
|
1-2
|
1-2
|
8
|
Độ Brix (%)
|
14-16
|
14-17
|
16-18
|
9
|
Đặc tính vỏ quả
|
Dày
|
Dày
|
Dày
|
10
|
Hình dạng quả
|
Tròn, lớn
|
Tròn
|
Tròn
|
11
|
Hương vị
|
Ngọt, thơm
|
Thơm, vỏ chát
|
Thơm, chua
|
Từ những năm 2006 đến nay, công tác duy trì, đánh giá chọn lọc luôn được duy trì và quan tâm. Từ vườn tập đoàn 131 mẫu giống nho, đã chọn được một số giống có triển vọng như: giống nho ăn tươi NH01-152; NH01-26; NH01-138, NH01-139. Giống nho rượu: NH02-97; NH02-137. Trong đó, giống nho NH01-152 rất có triển vọng, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay, giống này được đưa vào sản xuất thử tại Ninh Thuận.
Bảng 4. Một số tính trạng của các mẫu giống nho ăn tươi
Chỉ tiêu/tính trạng
|
Giống nho
|
NH01-152
|
NH01-26
|
NH01-138
|
NH01-139
|
1. Thời gian sinh trưởng (ngày)
|
115-130
|
90 - 100
|
100- 115
|
95- 110
|
2. Khối lượng quả
|
5,5 - 6,4
|
3,9 - 4,5
|
4,7- 5,5
|
4,5 - 5,2
|
3. Hình dạng quả
|
Thuôn dài
|
Tròn
|
Tròn
|
Tròn
|
4. Độ Brix
|
16 - 18
|
14 - 16
|
14-16
|
14-16
|
5. Tìm năng cho năng suất (tấn/ha)
|
15 - 20
|
15-20
|
14-18
|
14-18
|
6. Màu sắc quả khi chín
|
Đỏ Tươi
|
Đỏ nhạt
|
Đỏ sẩm
|
Xanh vàng
|
7. Hương vị
|
Ngọt, thơm
|
Ngọt, thơm
|
Ngọt
|
Ngọt
|
8. Thịt quả
|
Dày
|
Trung bình
|
Dày
|
Dày
|
9. Đặc tính vỏ quả
|
Dày
|
Dày
|
Mỏng
|
Mỏng
|
10. Số hạt/quả (hạt/quả)
|
1-2
|
1,8 - 2,2
|
2,0 - 2,3
|
1,5 - 2,2
|
11. Khả năng kháng sâu bệnh
|
Trung bình
|
Khá
|
Trung bình
|
Trung bình
|
12. Hình dạng lá
|
Lá mỏng, hình tim, thùy sâu, lông thưa
|
hình tim, dày, thùy cạn, lông dày
|
ngũ giác, dày, thùy cạn, lông trung bình
|
ngũ giác, mỏng, thùy sâu, lông thưa
|
13. Màu sắc lá
|
Xanh đậm
|
Xanh nhạt
|
Xanh đậm
|
Xanh đậm
|
14. Hình dạng chùm
|
Chóp lớn
|
Dài
|
Trụ ngắn
|
Chóp lớn
|
Bảng 5. Một số tính trạng của các mẫu giống nho rượu
Chỉ tiêu/tính trạng
|
Giống nho
|
NH02-97
|
NH02-137
|
1. Thời gian sinh trưởng (ngày)
|
95 - 110
|
110- 125
|
2. Khối lượng quả
|
2,0 - 3,0
|
3,5 - 4,0
|
3. Hình dạng quả
|
Tròn
|
Tròn
|
4. Độ Brix
|
16,0 - 17,0
|
15,0 - 17,0
|
5. Tìm năng cho năng suất (tấn/ha)
|
10,0 - 15,0
|
14,0 - 18,0
|
6. Màu sắc quả khi chín
|
Đen
|
Tím đen
|
7. Hương vị
|
Ngọt
|
Ngọt
|
8. Thịt quả
|
Trung bình
|
Trung bình
|
9. Đặc tính vỏ quả
|
Dày
|
Dày
|
10. Số hạt/quả (hạt/quả)
|
2,0 - 2,5
|
2,0 - 2,5
|
11. Khả năng kháng sâu bệnh
|
Khá
|
Khá
|
12. Hình dạng lá
|
Hình tròn, mỏng, thùy TB, lông thưa
|
Hình tròn, dày, thùy cạn
|
13. Màu sắc lá
|
Xanh đậm
|
Xanh đậm
|
14. Hình dạng chùm
|
Chóp
|
Chóp lớn
|
- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NHO TẠI NINH THUẬN
Tính đến thời điểm đầu năm 2014, tổng diện tích trồng nho của tỉnh Ninh Thuận khoảng 788 ha (bảng 6). Trong đó, diện tích nho trồng mới là 61 ha, diện tích nho ở giai đoạn kinh doanh là 687,5 ha. Cơ cấu giống hiện nay tại Ninh Thuận chỉ trồng phổ biến 2 giống nho Red Cardinal và NH01-48:
+ Giống nho đỏ (Red Cardinal): Giống nho này có lợi thế là sinh trưởng ngắn ngày, nên thu hoạch được 3 vụ/năm, năng suất ổn định, chất lượng tốt, màu sắc trái đỏ tươi, ngọt, hương vị đặc trưng, sinh trưởng và phát triển mạnh, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, rất được ưa chuộng trên thị trường. Do đó, giống nho này được trồng với diện tích lớn nhất trong tỉnh (chiếm trên 92% diện tích trong toàn tỉnh).
+ Giống nho xanh NH01-48: Giống nho này đã được công nhận giống chính thức vào năm 2002, do giống nho này có thời gian sinh trưởng dài ngày hơn giống Cardinal, nên chỉ thu hoạch 2 vụ/năm, thích hợp với điều kiện thâm canh nên diện tích trồng ít hơn giống Cardinal (chiếm diện tích 6,7% trong toàn tỉnh). Tuy nhiên, giống NH01-48 có nhiều ưu điểm rất tốt như: Chùm to, trái lớn, hình thon dài, thịt chắc, rất ngọt, đặc biệt hấp dẫn người tiêu dùng; Sinh trưởng và phát triển mạnh; Kháng sâu bệnh khá; Chịu hạn tốt; Năng suất ổn định, chất lượng rất tốt; Sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường.
Bảng 6: Cơ cấu giống và diện tích nho ăn tươi tại Ninh Thuận
TT
|
Giống
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Năng suất
(tấn/ha/vụ)
|
I
|
Nho ăn tươi
|
Cardinal
|
729,0
|
92,51
|
10,5
|
NH01-48
|
53,0
|
6,73
|
11,3
|
Giống khác
|
2,0
|
0,25
|
10,2
|
II
|
Nho rượu
|
Shiraz
|
4,0
|
0,51
|
10,9
|
Tổng cộng
|
788,0
|
100
|
-
|
Ngoài ra, còn có một số giống nho được sản xuất tại Ninh Thuận như: giống nho làm nguyên liệu chế biến rượu Shiraz (chiếm diện tích 0,51%), và các loại giống nho ăn tươi khác (chiếm diện tích 0,25%), bảng 6.
- KIẾN NGHỊ
- Cần tiếp tục thực hiện công việc duy trì, đánh giá, chọn lọc các giống nho đã được nhập nội. Tiếp tục khảo nghiệm đánh giá tính thích nghi, ổn định của các giống có triển vọng qua các năm.
- Cần tăng cường nhập nội những giống tốt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới hoặc các giống được trồng ở các vùng có khí hậu tương tự Việt nam.
- Tăng cường công tác sản xuất khảo nghiệm các giống nho có triển vọng, để bổ sung vào cơ cấu giống nho của tỉnh trong thời gian tới./.