KỸ THUẬT TRỒNG RONG SỤN Rong Sụn (Kappaphycus alvarezii Doty)

Trồng rong sụn năng suất cao khi biết áp dụng quy trình kỹ thuật

  1. ĐẶC TÍNH SINH HỌC, SINH THÁI VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY HẠI RONG SỤN:

1.1. Một số đặc tính sinh học của rong Sụn:

          1.1.1. Hệ thống phân loại:

          Ngành            Rhodophyta

              Lớp         Florideophyceae

                   Bộ      Gigartinales

                        Họ          Solieriaceae

                          Tông     Eucheumatoideae

                                  Chi           Eucheuma

                                         Loài           Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty

                                                Tên trước đây:      Eucheuma alvarezii Doty

                                                     Tên thương mại:  Eucheuma cottonii hay Cottonii

                                                       Tên Việt Nam:  Rong Sụn

1.1.2. Phân bố và nguồn gốc:

  1. a. Phân bố tự nhiên:

          Rong Sụn phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới Châu Á, đặc biệt là Philippines và Indonesia. Loài rong này phát triển trên nền rạn nơi có chất đáy cát - san hô, nước lưu chuyển ở mức trung bình và nằm ở vùng trung triều đến dưới triều.

  1. b. Nguồn gốc:

          Rong Sụn (nguồn gốc từ Philippines) được Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang di nhập vào Việt Nam tháng 03 năm 1993.

         1.1.3. Hình thái và cấu tạo:

          Rong Sụn là những tản rong (Thallus) có cấu tạo thân hình trụ đặc, thường tròn hay hơi dẹp và nhiều nhánh. Các nhánh rong trơn bóng, hình thành ngay gần gốc thân, lúc đầu chia không qui luật hoặc một bên, sau đó mọc theo hướng ánh sáng và phát triển thành bụi rậm.

          Rong thô, giòn giống như sụn nhưng hơi dẻo và cảm thấy mềm khi sờ vào bụi rong. Thân rong có màu xanh đến màu nâu đỏ, mọc đứng, cao từ 20-60 cm, với đường kính thân chính và nhánh 1-2 cm. Phân nhánh thưa, từ 3-4 lần, theo kiểu mọc đứng. Khoảng cách giữa 2 lần phân nhánh từ 4-10 cm. Nhánh cong, phình rộng, thon dần và kéo dài là đặc trưng của loài này. Khi mọc ở những vùng nước có dòng chảy tốt cây rong phát triển dài có thể hơn 2 m, trọng lượng cá thể từ 20 - 56 kg.

          Từ trọng lượng 100 gam ban đầu sau một năm có thể tăng trưởng thành bụi rong nặng tới 14 – 16 kg. Rong Sụn có thân dòn dễ gãy lúc tươi, khi khô thành sợi cứng như sừng. Rong Sụn có tốc độ tăng trưởng tới 5 - 7%/ngày (sau 75-80 ngày trồng, rong tăng trưởng gắp 10 lần trọng lượng ban đầu).

          Ở Việt Nam, hiện nay loài rong Sụn đã xuất hiện các dòng có đặc điểm khác nhau về màu sắc là: dòng màu xanh, màu xanh đen và màu nâu.

          1.1.4. Sinh sản và vòng đời:

Rong Sụn chủ yếu sinh sản theo hình thức vô tính vô tính và hữu tính. Mang đặc điểm của tông Eucheumatoideae, vòng đời của rong Sụn bao gồm sự luân phiên của ba thể: bào tử bốn (tetrasporophyte), giao tử (gametophyte) đực và cái, bào tử quả (carposporophyte hay cystocarp). Cây bào tử bốn (thể lưỡng bội 2N) và cây giao tử (thể đơn bội 1N) có kích thước lớn và đồng hình (chúng giống nhau về hình dạng tản). Bào tử quả (2N) có kích thước rất nhỏ và ký sinh trên cây giao tử cái. Cây bào tử bốn thành thục (2N) sinh sản (giảm phân) cho các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử đực và cái. Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao tử cái thành thục hình thành túi trứng. Sau khi thụ tinh, cystocarp được hình thành trên cây giao tử cái, bào tử quả (2N) được phóng ra và phát triển thành cây bào tử bốn (Hình 1).

Rong Sụn là loài rong nhập nội để phân biệt với các loài rong có ở Việt Nam và tiện lợi trong sản xuất, giao tiếp thương mại và ghi chép các tài liệu có liên quan, tập thể các nhà nghiên cứu rong biển Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang thống nhất đặt tên Việt Nam cho loài rong này là rong Sụn, do đặc tính dòn dễ gãy khi tươi.

Cho đến nay việc trồng rong Sụn vẫn chỉ dựa vào hình thức sinh sản dinh dưỡng từ chồi mầm ở điều kiện không bám của cây rong Sụn để trở thành cây mới. Giống rong Sụn để trồng là các đoạn thân trong nhánh của cây rong Sụn, được cố định bằng cách buộc, treo vào các hệ thống trồng bằng dây cố định vào các cọc trên nền đáy hay giàn nổi.

 

Hình 1. Vòng đời của rong Sụn (Neish, 2003).

 

1.2. Đặc tính sinh thái của rong Sụn:

1.2.1. Độ mặn:

Rong Sụn là loài rong ưa mặn chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nước có độ mặn cao (24 – 320/00), ở độ mặn thấp (18 - 200/00) rong Sụn chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn (5 - 7 ngày) và nếu kéo dài nhiều ngày rong sẽ ngừng phát triển và dẫn đến tàn lụi. Trong thực tế trồng rong Sụn tại đầm Sơn Hải (Ninh Thuận), ở độ mặn 20 – 220/00 thời gian 7 - 10 ngày rong Sụn vẫn phát triển do ưu thế về điều kiện dinh dưỡng trong đầm Sơn Hải.

1.2.2. Nhiệt độ:

Nhiệt độ thích hợp nhất để rong Sụn sinh trưởng và phát triển là 26 – 290C. Nhiệt độ cao hơn 30 0C  và thấp hơn 200C sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của rong, nếu nhiệt độ thấp hơn 15 – 18 0C  rong ngừng phát triển, nếu nhiệt độ cao hơn 310C rong sẽ chậm phát triển và bắt đầu chuyển sang màu vàng rơm (toàn thân), nếu kéo dài sẽ có hiện tượng trắng đọt, nhũn thân và chết.

1.2.3. Cường độ ánh sáng:

Yêu cầu ánh sáng của rong Sụn không cao, thích hợp nhất với cường độ ánh sáng từ 30.000 – 50.000 lux, ánh sáng cao quá sẽ ảnh hưởng ức chế đến sinh trưởng và phát triển của rong.

1.2.4. Dòng chảy và lưu thông:

Rong phát triển tốt ở các vùng  nước có dòng chảy hoặc thường xuyên trao đổi và luân chuyển được tạo ra do dòng chảy, dòng triều hay sóng bề mặt, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của rong Sụn. Nước bị tù hay di chuyển kém làm cho tốc độ phát triển của rong Sụn chậm lại, đặc biệt nếu kết hợp với nhiệt độ nước cao, chất huyền phù trong nước lớn, hàm lượng các muối dinh dưõng thấp sẽ dẫn đến sự tàn lụi của  rong (xảy ra vào mùa nắng nóng thường vào tháng 4, 5, 6).

1.2.5. Yêu cầu về dinh dưỡng:

          Nhu cầu dinh dưỡng của rong Sụn chủ yếu là muối Nitơ và Phốt pho trong nước không cao. Tuy nhiên tốc độ phát triển của rong Sụn càng cao ở những vùng khi có hàm lượng muối N, P trong nước cao.

Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao, nước được trao đổi thường xuyên rong Sụn hầu như không đòi hỏi nhiều về các muối dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng có sẵn trong nước biển đủ cung cấp cho cây rong Sụn phát triển. Chỉ trong điều kiện nước tĩnh (mặt nước ao, đầm...) ít được trao đổi và nhiệt độ nước thường cao vào mùa nắng – nóng,  rong Sụn đòi hỏi dinh dưỡng (các muối Nitơ và Phốt pho) cao hơn và cần thiết cho sự sinh trưởng.

Ở các vùng có hàm lượng các muối dinh dưỡng (amon, nitrat, phot phat) cao, tốc độ sinh trưởng của rong Sụn nhanh và có thể giúp cây rong Sụn phát triển bình thường trong các điều kiện không thuận lợi như nhiệt độ cao, độ muối thấp, nước ít luân chuyển.

Nhìn chung trong điều kiện cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao, sự lưu thông của nước kém, nước hay bị tù và mật độ của rong dày, đặc biệt trong mùa nắng nóng, cần thiết phải bổ sung các loại phân có chứa Nitơ và Phốt phát như phân Ure,  NPK, DAP với nồng độ từ 3 – 5 ppm (3 – 5 kg/1000 m3/1 lần bón), trong đó tỉ lệ phân Ure/NPK là 5/1. Bón phân sẽ tăng khả năng phát triển của rong Sụn.

1.2.6. Các nhân tố gây hại rong Sụn:

          - Đỉnh nhánh và thân mất màu biến trắng: Khi các đỉnh nhánh hay bộ phận cây  rong lộ ra khỏi mặt nước, bị ánh sáng mặt trời chiếu, làm khô và rong sẽ bị chết chuyển thành màu trắng.

          - Địch hại rong: Nhiều loài động vật biển như cầu gai, sao biển, cá ăn rong, đặc biệt là cá Dìa, cá Kình,…là những địch hại làm cho rong bị hao hụt. Việc chăm sóc thường xuyên hoặc căng lưới bảo vệ sẽ hạn chế địch hại.

          - Bệnh rong: Bệnh trắng lủn thân là bệnh chủ yếu và phổ biến nhất đối với nghề trồng rong, gây thiệt hại ở các mức độ khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng rong.

          - Rong tạp: Các loại rong tạp xuất hiện và bám vào hệ thống dây giàn trồng (kể cả trên mặt thân rong khi cây rong yếu) là các loài rong dạng sợi. Khi rong tạp phát triển với khối lượng lớn sẽ làm cho cây rong bị khô, chết hay phát sinh bệnh trắng lủn thân do quá trình quang hợp tạo ra nhiều bọt khí tích tụ kéo giàn rong nổi lên mặt nước.

  1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RONG SỤN Ở VIỆT NAM VÀ NINH THUẬN:

2.1. Tình hình sản xuất rong Sụn ở  Việt Nam:

Cho đến nay nghề trồng rong Sụn ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển phía Nam, các tỉnh chiếm sản lượng lớn là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Năm 2005, sản lượng rong Sụn khô Việt Nam đạt khoảng 2.150 tấn, tổng diện tích trồng khoảng 1.200 ha với 1.500 hộ tham gia. Năng suất bình quân 2,0 – 3,0 tấn rong khô/ha/1 vụ 6 tháng trồng. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào từng phương pháp trồng, khả năng đầu tư, bình quân lợi nhuận 20 – 25 triệu VNĐ sau 6 tháng trồng với diện tích 1 ha. Tuy nhiên từ năm 2006 đến 2008, sản lượng rong Sụn khô của Việt Nam có xu hướng giảm, phục hồi và phát triển chậm.

          Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu vá Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, sản lượng rong Sụn khô của Việt Nam từ năm 2003 đến 2008 như sau:

Bảng  1: Sản lượng rong Sụn khô ở Việt Nam từ năm 2003 - 2008

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Sản lượng (tấn khô)

1.000

1.500

2.150

1.800

2.500

2.400

Một lượng nhỏ rong sản xuất được tiêu thụ trong nước chủ yếu dưới dạng thực phẩm như làm gỏi, dưa muối, nấu chè, làm thạch dạng đông sương, làm nộm ăn và bánh kẹo. Giá 1 kg rong Sụn khô đã qua sơ chế sạch trắng dùng cho làm thực phẩm được bán với giá trung bình khoảng 30.000 VNĐ. Các công ty thu mua rong khô đen để xuất khẩu với giá 17.000 - 25.000 VNĐ/kg rong Sụn khô, giá của Indonesia đầu năm 2010 chào hàng Quốc tế là 1,2 USD/kg.

2.2. Quá trình phát triển trồng rong Sụn tại Ninh Thuận:

Rong Sụn được trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận vào tháng 6/1993,  trong  một ao nuôi tôm  tại thôn Tân An, xã Tri Hải (đầm Nại - huyện Ninh Hải). Sau khi đạt kết quả tốt, tháng 10 năm 1993, Trung tâm Khuyến ngư phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang mang 5 kg rong vào đầm Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Thời gian 8 tháng trồng, rong tăng trưởng lên 20.000 kg, tốc độ tăng trọng 4,06 %/ngày.

Qua thử nghiệm, một số mô hình trồng rong vùng bãi ngang ven biển Sơn Hải, Khánh Hội, Mỹ Hiệp, rong Sụn có tốc độ tăng trưởng cao 4 – 5 %/ngày, nhưng lại chịu tác động của sóng gió các mùa, chi phí lao động và vật tư tương đối cao cũng như sản lượng rong hao hụt nhiều do cá ăn, sóng gió biển làm đứt, gây hao hụt 36 – 57 %. Mô hình trồng rong Sụn trong ao đìa nuôi tôm tránh được các ảnh hưởng trên và nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước, nhưng thực sự khó khăn vào mùa nắng nóng (tháng 4 – tháng 8) nhiệt độ nước cao (31 – 320C), cường độ chiếu sáng cao (70.000 – 120.000 lux), và nước ít được trao đổi thường xuyên, nguồn dinh dưỡng hạn chế làm giảm sinh trưởng và phát triển của rong Sụn, thậm chí  tàn lụi dần (tốc độ tăng  trưởng bị âm).

2.3. Mùa vụ trồng rong Sụn tại Ninh Thuận:

Ở Ninh Thuận, rong Sụn được sản xuất quanh năm, nhưng thường tập trung hai vụ chính:

- Vụ 1 bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, chủ yếu trồng ở bãi ngang ven biển Từ Thiện, Sơn Hải, Khánh Nhơn, số ít diện tích trồng trong ao nuôi tôm vùng thấp triều đầm Nại.

- Vụ 2 từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tập trung trồng vừa nhân giống vừa sản xuất trong các ao nuôi tôm ven đầm Nại, ao chứa nước làm muối Cà Ná, vùng ngập nước đầm Nại, đầm Sơn Hải, các bãi dọc ven biển Mỹ Hiệp, Khánh Nhơn, cửa biển Khánh Hội, biển Cà Ná là những nơi ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng, gió mùa Đông Bắc.

Vụ 2 có nhược điểm mưa lũ làm ngọt hoá các đầm vịnh, vùng gần cửa sông. Gió mùa Đông Bắc thổi mạnh dễ làm đứt, gãy rong và hư hỏng các kết cấu, giàn đở rong. Tuy nhiên mưa lũ thường tập trung vào các tháng  10, 11 hằng năm. Thời gian vụ hai có nền nhiệt độ nước thấp (trung bình 27 0C), cường độ ánh sáng vừa phải (45.000 lux) rất thích hợp cho rong Sụn phát triển nhanh, dễ dàng đạt năng suất và sản lượng cao.

2.4. Thị trường tiêu thụ:

Ở Ninh Thuận, từ năm 2002 trở đi, sau khi chính thức có hợp đồng bán rong Sụn khô cho Đài Loan, Philippines, Trung Quốc thì sản lượng, diện tích trồng tăng nhanh. Năm 2005, sản lượng đạt 1320 tấn khô, chiếm 40% sản lượng rong khô cả nước. Năm 2007,  rong Sụn tại Ninh Thuận bước đầu xuất khẩu sang một số nước Châu Âu như Pháp, Canada, Tây Ban Nha…

Trở ngại lớn cho nghề trồng rong Sụn hiện nay là sóng gió biển làm gãy vụn rong, cá ăn rong và bệnh rong cũng thường xuất hiện vào đầu vụ, đặc biệt là thời điểm giao mùa, nhiệt độ tăng cao vào tháng 4, 5. Người dân còn có tập quán phơi rong trực tiếp trên bờ cát ven biển, phơi không đủ ngày nắng, thu hoạch khi rong còn non chưa đủ 60 ngày tuổi đã làm cho rong khô nguyên liệu còn lẫn nhiều cát, độ ẩm cao hơn 35%, hàm lượng chất keo Carrageenan đạt thấp dưới 20%/trọng lượng khô khiến cho chất lượng rong Sụn khô tại Ninh Thuận không đạt theo tiêu chuẩn quốc tế và chưa vào được thị trường Đài Loan, Châu Âu. Và hiện nay chỉ “tạm” chấp nhận tại thị trường Trung Quốc.

 

          2.5. Cơ sở khoa học xây dựng quy trình trồng rong Sụn:

Trên thế giới rong Sụn có thể trồng ở các loại thủy vực và mặt nước khác nhau ven biển và ở các đảo từ độ sâu 0,5 m khi triều cạn đến 5 - 10 m, có thể trồng quanh năm ở các diện tích có điều kiện môi trường, nhất là độ mặn và sóng gió thích hợp và ổn định, hoặc theo mùa có điều kiện môi trường thích hợp.

Hiện nay, các mô hình trồng và phương pháp trồng rong Sụn phổ biến là:

- Dây đơn ngang cố định (Fixed off - bottom monoline): trồng ở các vùng nước cạn.

- Dây đơn ngang nổi (Single floating long - line): trồng vùng nước sâu.

- Dàn bè nổi (Raft, Floating raft): trồng ở vùng nước cạn hoặc sâu.

- Dàn bè nổi ghép (Multiple raft long-line): trồng ở vùng nước sâu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trọng của rong Sụn cao hơn  vào mùa nhiệt độ thấp, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; ngược lại vào mùa nhiệt độ cao, từ tháng 4 đến tháng 9, tốc độ tăng trọng rong Sụn thấp hơn.

Đây chính là cơ sở khoa học để xây dựng qui trình trồng rong Sụn và tạo nghề trồng rong ổn định quanh năm và năng suất cao.

III. KỸ THUẬT TRỒNG RONG SỤN:

3.1. Chọn vùng trồng rong Sụn.

Việc chọn vùng trồng có tính quyết định đến năng suất, chi phí sản xuất, tính ổn định (thời gian trồng quanh năm, hay theo mùa thích hợp) hiệu quả kinh tế trong trồng rong Sụn, các yêu cầu chủ yếu trong việc chọn vùng trồng như sau:

- Độ mặn vùng nước tương đối cao và ổn dịnh từ 240/00 trở lên đối với vùng trồng chuyên canh và quanh năm, ít hoặc không chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng nước ngọt. Đối với các vùng trồng theo mùa, tránh mùa lũ lụt, xa các nguồn nước ngọt trực tiếp  đổ ra.

- Vùng trồng có nứơc di chuyển và lưu thông tốt, thường xuyên với tốc độ dòng chảy vừa phải, Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng gió mạnh (làm gãy đổ giàn trồng, đứt dây căng rong và vụn nát rong) của các mùa gió Đông Bắc.

- Nước luôn được luân chuyển hay trao đổi tốt, thường tạo ra do các dòng chảy, dòng triều hay sóng gió bề mặt. Các nơi có dòng chảy tốt nước thường xuyên lưu chuyển với lưu tốc vừa phải (20 - 40 m/phút) sẽ làm cho cây rong luôn được rửa sạch, đặc biệt giúp cho cây rong chống lại được các điều kiện môi trường bất lợi (nhiệt độ cao, độ muối thấp, các chất khí hòa tan,…) gây hại đối với sự sinh trưởng của cây rong.

- Đối với các bãi ngang, vùng triều cạn, khi thủy triều rút thấp nhất nước phải còn lại ở độ sâu ít nhất 0,5 m, đảm bảo rong không bị phơi ra ngoài không khí. Biên độ thủy triều không nên lớn quá 2 m, nếu cao quá sẽ khó khăn trong hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch.

- Đáy vùng trồng tốt nhất là đáy cứng và sạch như cát thô, cát, sỏi đá hoặc san hô vụn, ít bùn, thêm vào đó nếu có nhiều rong biển và cỏ biển tự nhiên mọc điều đó chứng tỏ nước ở đó luân chuyển và trao đổi tốt. Đáy bùn nhuyển, bùn dày hay bùn đen đều ít tốt cho trồng rong Sụn, nó chứng tỏ dòng chảy của nước ở đây yếu.

Song vùng trồng thích hợp và mang lại hiệu quả cao là vùng nước vừa đảm bảo được các yêu cầu về điều kiện sinh thái ổn định qua các mùa, giàn trồng và cây rong ít bị hư hại do tác động cơ học của gió to sóng lớn qua các tháng. Chi phí cho trồng rong sẽ tương đối thấp, các hoạt động trồng như làm giàn dây, gắn phao nổi, buộc giống, chăm sóc, thu hoạch,…có thể thực hiện dễ dàng. Kinh nghiệm cho thấy các vùng bãi ngang, bãi dọc tránh được sóng gió theo mùa, có nền đáy cát, cát bùn và các vùng có độ sâu thấp vừa phải ở ven biển, hoặc ven các đầm phá, ven đảo là thuận lợi cho trồng rong Sụn.

 Nhìn chung rong Sụn có thể trồng ở các thủy vực và mặt nước khác nhau trong ao, đầm, lồng bè nuôi cá ven biển và ở các đảo từ độ sâu 0,5 –  5 – 10 m, với các mô hình trồng rải rong trực tiếp trên đáy, dây đơn căn trên đáy, mô hình trồng bằng giàn bè có  phao nổi. Mùa vụ có thể trồng quanh năm ở các nơi có điều kiện môi trường thuận lợi, nhất là độ mặn và sóng gió, thích hợp và ổn định  hoặc theo mùa.

 3.2. Chuẩn bị rong giống:

- Chọn các bụi rong khỏe, nhánh xum xuê, nguyên vẹn, không xây xát, không có dấu hiệu bệnh, không có rong tạp bám, màu sắc đen, nâu, xanh nâu, xanh (giống màu vỏ ve chai), xanh lục thẫm, mượt, đường kính thân rong 3 - 5 mm, nhánh dài 5 – 7 cm trở lên.

- Rong giống là những bụi có trọng lượng trung bình 100 g bụi, được tách bẻ hoặc dùng dao bén cắt chọn từ chùm rong lớn và buộc bằng dây nhựa mềm theo kiểu thắt nơ ở giữa các nhánh gốc vào dây giống (còn gọi là dây căng rong), mỗi bụi các nhau 0,20 m. Dây giống được bố trí song song và cách nhau 0,4 – 1 m trên giàn trồng. Việc buộc rong vào dây giống được tiến hành trên cạn và phải tưới hoặc nhúng cây rong vào nước mặn để tránh bị khô.

- Khi chuyển giống từ nơi khác đến nơi trồng cần phải có biện pháp che nắng, giữ độ ẩm cho rong. Nếu cự ly ở gần và trong thời gian ngắn, rong sau khi vớt lên cho vào các túi đựng là loại bao xác rắn, bao đựng gạo 50 kg, trong khi vận chuyển cần che đậy để tránh rong không bị nắng, nóng, phơi ra gió và bị mưa. Nếu ở cự ly xa và thời gian vận chuyển lâu, thỉnh thoảng cần rưới nước biển cho rong ẩm tươi. Nếu vận chuyển đường dài 100 km phải dùng xe tải có thùng lạnh giữ  rong giống ở nhiệt độ 20-22 0C.

- Khi đến nơi trồng lập tức cho rong xuống nước, có thể chuẩn bị một giai lưới đặt dưới nước để cho rong vào giữ cho rong lại sức trước khi đưa ra trồng.

3.3. Mật độ rong giống:

- Mật độ rong giống trồng trong mùa mưa mát (tháng 10 đến tháng 03 năm sau), tốc độ tăng trưởng của rong Sụn cao, có thể trồng với mật đô 800 – 1.200 g/m2 (8 – 12 tấn/ha) thì đến 60 ngày sau là thu hoạch được. Trong mùa nắng nóng (thánh 4 đến tháng 9), tốc độ tăng trưởng của rong ở mức trung bình, với mật đo 600 – 1.000 g/m2 (6 – 10 tấn/ha) bình quân 70 ngày là thu hoạch được. Tuy nhiên với các mô hình cải tiến, năng xuất cao từ 30 – 40 tấn rong khô/năm, mật độ giống lên đến 1,2-15 kg/m2 (12-15 tấn/ha).

- Khi thu hoạch chọn những chùm rong tốt, khoẻ và giữ lại 10% trên tổng sản lượng thu hoạch để tiếp tục sản xuất.

3.4. Chăm sóc và quản lý:

- Thường xuyên gỡ bỏ rong tạp, các loại cành nhánh cây mục, bị nilon bám vào rong.

- Bổ sung các bụi rong bị gãy mất, buộc lại các dây căng rong bị đứt, sửa lại các cọc bị ngã, lưới bị rách, dằn lại neo,…

- Phát hiện có nhiều cá ăn rong. phải dùng lưới đánh bắt bớt cá.

- Cân đối giữa chiều dài dây neo và dây buộc phao, sao cho giàn rong luôn cách mặt mặt nước 0,2 – 0,3 m vào các tháng mùa mưa mát vá cách mặt nước 0,6 – 0,8 m vào các tháng mùa nắng nóng.

- Dọn tạp, thông qua điều chỉnh dây giống khoảng cách mặt nước và thu tỉa theo định kỳ sẽ hạn chế rong tạp ở các giàn bè nuôi trồng.

Công việc chăm sóc được tiến hành hàng ngày, thường xuyên theo dõi xem chỗ buộc rong có bị lỏng lẻo không, nếu có phải buộc lại ngay hoặc thay bằng bụi rong mới nếu tại ví trí đó rong đã rơi ra. Cần kiểm tra các loại rác bẩn, phù sa có bám vào rong hay không, nếu có phải rung dây giống để loại bỏ chúng, tạo điều kiện cho rong dễ quang hợp. Cần theo dõi tăng trưởng của rong để có kế hoạch thu tỉa. Thường là sau hai tháng khi các bụi rong đạt từ 1.000 g/bụi trở lên thì có thể thu tỉa. Việc thu tỉa rong sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng xấu của rong tạp và tăng tuổi thọ của giàn bè. Sau khi thu tỉa khoảng 1,5 – 2 tháng, rong có thể được thu sạch.

Việc thu tỉa rong sẽ hạn chế một phần ảnh hưởng xấu của rong tạp. Bên cạnh việc theo dõi tăng trọng, còn phải xem rong có bị bệnh hay không. Nếu có cần phải khoanh vùng, thu hoạch ngay để tránh lây lan sang các khu vực  khác.

3.5 Thu hoạch và sơ chế:

          3.5.1. Thu hoạch có hai cách:

+ Thu tỉa: Rong Sụn sau khi trồng ít nhất 60 ngày, khi trọng lượng bụi rong dạt từ 1.000 – 1.200 g/bụi, tiến hành thu tĩa bằng cách cắt thu phần lớn bụi rong chỉ chừa lại một phần (phần cột vào dây) có trọng lượng 200 – 300 g/bụi để rong tiếp tục phát triển. Trong mùa hè nắng nóng sau 2,5 tháng trồng có thể thu hoạch rong. Đối với những tháng mùa mát chỉ cần 2 tháng cũng có thể tiến hành thu hoạch được.

+ Thu sạch: Sau khi thu tỉa 1 hoặc 2 lần, thu toàn bộ rong bằng cách kéo dây căng lên, chọn các bụi rong tốt giữ lại để làm giống, số còn lại rửa sạch, sơ chế, phơi khô.

          3.5.2. Kỹ thuật sơ chế:

  1. Rửa rong

Rong mới được thu hoạch được rửa sạch các chất bẩn bám bằng nước biển để giữ sản phẩm chất lượng cao. Sau đó loại bỏ rong tạp và các tạp chất khác rồi tiến hành phơi khô.

  1. Phơi khô:

Rong được phơi khô bằng ánh nắng mặt trời là chủ yếu. Có 2 phương pháp sơ chế nguyên liệu rong khô tùy mục đích sử dụng.

+ Sơ chế làm nguyên liệu chế biến Carrageenan: Rong tươi được phơi khô theo 2 phương pháp:

- Phơi rong trên mặt đất: Tháo gỡ rong khỏi dây buộc rồi trải rong trên các dụng cụ phơi như tấm bạt, lưới, tàu dừa ... nhưng không để rong trực tiếp trên mặt đất. Có thể phơi trực tiếp trên nền phơi bằng xi - măng.

- Phơi rong cách mặt đất: Treo dây còn nguyên rong tươi trên các cọc đứng, sau khi rong khô sẽ cắt bỏ dây buộc rong. Hoặc tháo gỡ rong khỏi dây buộc rồi trải rong trên các dàn phơi cách mặt đất hoặc trên biển, mặt dàn được làm bằng lưới, tre, gỗ ...

Các nguyên tắc trong quá trình phơi rong:

- Phơi rong ngay sau khi thu hoạch, đó là ngay sau khi rửa sạch rong.

- Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể nơi trồng mà chọn cách phơi thích hợp trên nguyên tắc rong phải giữ rong luôn được sạch, không bị lẫn với tạp chất như cát, sạn, đất, đá, vật thải ...

- Khi phơi lớp rong không nên dày quá, khoảng 5 cm là đủ, thỉnh thoảng phải trở rong để khô đều.

 

- Phải tránh nước mưa hay nước ngọt khi phơi, ban đêm nên dồn thành đống và che mưa, sương. Nếu rong bị thấm mưa hay nước ngọt, khi phơi rong sẽ mất màu trở thành trắng, làm giảm lượng muối, giảm chất lượng Carrageenan, không bảo quản được lâu và giảm tính ổn định.

- Phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2 - 3 ngày tùy thuộc vào mức độ nắng cho đến khi rong khô và xuất hiện một lớp muối trắng trên bề mặt thân rong là được. Sau đó gở bỏ rác, dây buộc còn sót, giũ sạch cát muối rồi cho vào bao hoặc đóng thành kiện.

Tiêu chuẩn rong khô thành phẩm cho xuất khẩu và làm nguyên liệu chế biến Carrageenan trên thế giới là:

- Độ ẩm của rong ở mức 33 - 35%.

- Tổng hàm lượng các tạp chất như muối, sạn, cát, dây buộc rong giống, rác ... tối đa không quá 3%.

- Màu của rong khô không cần trắng quá, từ màu tím đến trắng vàng.  Hàm lượng Kappa - Carrageenan của rong Sụn tối thiểu chiếm 20% trọng lượng rong nguyên liệu khô và sức đông của Kappa - Carrageenan (với nồng độ 1,5% Carrageenan trong nước cất, đo ở 200C) tối thiểu 600 g/cm2.

  1. Sơ chế làm thực phẩm:

Rong tươi sau khi rửa sạch được cho vào các túi nylon trong kích thước lớn, buộc miệng túi lại rồi phơi nắng một buổi, cây rong sẽ dần chuyển thành màu trắng. Hoặc chất rong và phủ kín bằng vải bạt phơi 2 - 3 giờ rồi trải ra phơi, màu rong sẽ chuyển thành trắng.

Sau đó rửa lại bằng nước ngọt, phơi nắng cho đến khô. Rong khô loại này đã sạch muối, tạp chất và có màu trắng. Với cách sơ chế này rong được sử dụng ngay hay trong thời gian ngắn, nếu để lâu rong sẽ bị biến chất và bở nát khi ngâm trương.

          3.5.3. Bảo quản:

Rong khô được cất giữ nơi sạch, thoáng mát, thoáng khí và tránh ẩm, không đặt rong trực tiếp trên nền nhà, kho. Không bao giờ bảo quản rong tươi đặc biệt là dồn lại thành đống. Rong chưa đóng kiện thường hút ẩm.

3.5.4. Đánh giá tăng trưởng:

- Theo dõi khả năng sinh trưởng, tăng trọng: Thường xuyên theo dõi các diễn biến của các yếu tố môi trường hàng ngày như nhiệt độ, độ mặn, cường độ ánh sáng, thời gian lên xuống của thuỷ triều. Tốt nhất 15 ngày cân theo dõi tăng trọng 1 lần, phương pháp cân này được xác định theo ngẫu nhiên, theo vùng cụ thể như: chọn 5 điểm bao gồm 4 gốc và chính giữa, mỗi gốc ta chọn 3 bui rong, cân từng bụi một và lấy trung bình, sau đó ta lấy trung bình 5 gốc được chọn và áp dụng công thức tính tăng trọng và tính được khả năng tăng trọng của rong cũng như sản lượng rong đang trồng.

Cách chọn và tính kết quả: Lấy xác suất trung bình từng đợt, cứ 15 ngày theo dõi 1 lần, sau đó tính bình quân toàn đợt trồng, hoặc lấy kết quả sau khi thu hoạch được tính theo trọng lượng khô.

3.6. Vật liệu trồng rong Sụn:

3.6.1. Vật liệu trồng rong:

+ Dây giống: Là dây mang rong giống, từng bụi rong giống có trọng lượng trung bình 100 g/bụi được buột vào dây giống  nhờ vào dây nilon mềm. Dây nhựa mềm được cắt thành từng đoạn ngắn 0,20 m và được buộc sẳn vào dây giống (ráp dây) theo kiểu thắt nơ có khoảng cách nhau là 0,20 m cho mỗi bụi rong giống. Các loại dây sau đều có thể được sử dụng làm dây giống:

+ Dây căng rong: Dây polyethylene (PE) thường có màu xanh, sợi kép (đường kính F = 2 - 3 mm).

+ Dây nilon mềm: Là dây buộc rong giống vào dây rong gồm dây nilon dẹp, mềm, dây nhựa may bao tải chứa hàng,…

+ Vật liệu nâng đỡ giàn rong: Gồm hệ thống giàn dây, neo, phao nổi cố định.gắn kết với nhau qua các mối nối, mối buộc chắc chắn. Giàn dây nổi thường thiết kế theo hình vuông, sẽ giảm được chi phí và chịu lực đều cho 4 neo gốc. Diện tích giàn lý tưởng là 1 ha, nhưng nếu hơn 1 ha thì tiết kiệm được các neo phụ. Trên giàn dây nổi 1 ha được chia thành 25 ô vuông 400 m2 để buộc các dây treo lồng lưới và dây ngang cố định các dây căng lồng lưới này.

+ Dây buộc các loại: Dây cước sợi đơn số 120, dây polyethylene (PE) sợi kép có đường kính F = 4, 6, 8 mm dùng buộc cố định các góc neo, các khoảng cách cố định trên khung giàn dây, dây căng lồng lưới, dây ngang cố định...

+ Dây làm khung dàn nổi, làm dây neo: Là  loại dây PE sợi kép lớn có F = 10, 12, 14 mm.

+ Vật liệu làm neo: Gồm neo sắt, bao chứa cát, rọ đá…

+ Phao nổi: Gồm phao xốp, phao nhựa tròn hoặc vuông, can nhựa loại cứng...

+ Vật liệu lưới tấm: Dùng làm lồng lưới chứa rong Sụn giống treo trên dàn dây nổi, sử dụng loại lưới 28 TCN 280: 2004 quy định

+ Vật liệu lưới tấm dùng làm lưới bao, lồng lưới trồng rong Sụn.

       
   
     
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

Hình 2 : Kích thước mắt lưới                     Hình 3 : Cách buộc rong giống:                                                      

Lưới tấm là sản phẩm được tạo ra bằng đan tay hoặc dệt máy để liên kết sợi hoặc chỉ lưới thành hình dạng theo ý muốn bằng các mắt lưới hình thoi theo các loại gút thông dụng gồm: gút dẹt, gút chân ếch đơn và gút chân ếch kép. Kích thước cạnh mắt lưới (a) là số đo khoảng cách hai điểm giữa của hai gút lưới nằm trên cùng một cạnh mắt lưới hình thoi.

  1. CÁCH TRỒNG VÀ BỐ TRÍ GIÀN TRỒNG:

Có thể trồng rong sụn bằng nhiều hình thức khác nhau như: trồng bằng hình thức dây đơn căng trên đáy, trồng bằng giàn bè có phao nổi ở các vùng nước khi triều cạn có mức nước sâu từ 2 mét trở lên.

4.1. Cách trồng rong Sụn bằng phương pháp dây đơn căng trên đáy:

Phương pháp trồng rong Sụn bằng dây đơn căng trên đáy được thực hiện ở các vùng ven biển, nước cạn độ sâu thấp < 2 m.

- Chọn các khu vực bằng phẳng, dọn sạch rong tảo và các loại thực vật khác.

- Dùng các loại cọc bằng cây, bằng tre lâu mục trong môi trường nước biển. Cọc tre có đường kính 3 – 5 cm, chiều dài 1 - 1,2 m. Các cọc được đóng thành hàng xuống đáy, mỗi cọc cách nhau 0,7 – 1 m, hai hàng cọc cách nhau 10 m, ở khoảng giữa có thể xen 1 cọc phụ. Các hàng cọc nên đặt thẳng góc với hướng gió để cho các dây rong song song với hướng gió. Các cọc góc có thể dùng thêm  neo để cố định tăng độ vững chắc.

 

                                     

                                               

 

       
   
     
 

 

 

 

 

                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 4 : Phương pháp trồng dây đơn trên đáy       Hình 5 : Phương pháp trồng dàn bè nổi

 

- Buộc dây căng rong bằng sợi PE (Polyethylene), loại dây kép do nhiều sợi dây đơn quấn lại, đường kính 1 – 2 mm ở giữa hai hàng cọc. Dây căng rong cách đáy 0,3 –  0,4 m, trên các dây căng có buộc các phao để cố định cách mặt nước  0,3 – 0,4m.

- Dùng dây nilon dẹp mềm (loại dây may miệng bao lúa, bao gạo) cắt đoạn 20 cm, buộc cố định vào dây căng rong theo kiểu thắt nơ. Khoảng cách buộc giữa hai bụi rong là 20 cm.

- Thông thường các dây căng rong được chuẩn bị trước. Dây mua về thường nằm trong cuộn (bó), chỉ việc tháo dây ra cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 m. Dây căng rong sau khi được gắn với các dây mềm được cuộn lại từng  cuộn để sẳn. Khi buộc rong chỉ có việc tháo cuộn dây ra buộc rong vào dây mềm cho đến hết cuộn dây rồi đem căng lên hai hàng cọc hoặc vào dàn nổi

4.2. Phương pháp trồng rong Sụn bằng giàn bè có phao nổi:

Đối với những vùng mà điều kiện trồng theo phương pháp dây đơn căng trên đáy không hiệu quả do các điều kiện ngoại cảnh bất lợi như vấn đề địch hại nhiều, xuất hiện bệnh, những biến động về lưu chuyển nước do gió mùa…người ta thường dùng phương pháp giàn bè nổi.

Phương pháp giàn bè có ưu điểm hạn chế địch hại ở tầng đáy do cây rong giống được nâng cao lên gần bề mặt. Rong được tiếp xúc với sự lưu chuyển nước nhiều nhờ sóng, qua đó việc hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn. Mật độ rong trong phương pháp giàn bè nổi dày hơn phương pháp dây đơn căng trên đáy. Tuy nhiên không nên sử dụng phương pháp này ở nơi có sóng mạnh.

Trồng rong Sụn bằng giàn bè phao nổi ở vùng biển hở, vùng nước sâu ven biển,  độ sâu lớn 5 – 10 – 15 m, để đảm bảo năng suất rong vào mùa nắng nóng (tháng 4 - 9), nên đặt giàn ở độ cao mặt nước 0,8 m, vào mùa mát (tháng 10 – 3 năm sau) nên đặt dàn trồng cách mặt nước 0,2 – 0,3 m.

  1. MÔ HÌNH TRỒNG RONG SỤN CẢI TIẾN:

5.1. Mô hình  lồng lưới nổi có diện tích 300, 400 m2:

          + Kích thước: Dài x  rộng  x  cao     =  20  x  20  x 1 m

+ Dây giềng chung quanh (F = 10 mm): 4 cạnh nằm ngang trên miệng lồng,  dùng dây giềng F = 10 mm đính chặt vào tạo bộ khung  lồng vững chắt và chịu lực trước sóng và gió biển mạnh, nhưng không đảm bảo trước bão lớn.

+ Neo chính ở 4 góc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 6: Trồng rong Sụn trong lồng lưới hở

5.2. Mô hình  lồng  lưới kín treo trên giàn dây nổi:

- Lồng lưới: 1 lồng lưới /1 m2; 1 ha có 10.000 lồng lưới, giá thành khoảng 17.500 đ/lồng.

- Lồng lưới có dạng  hình trụ ống, kích thước: cao 1,2m  x  đường kính 0,4 m.

- Mỗi lồng lưới chứa 7 bụi rong giống (0, 7 kg) và khoảng 0,2 kg rong giống vụn (tận dụng hết số rong vụn không buột thành chùm giống được)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 7: Trồng rong Sụn trong lồng lưới kín

Bảng 2: Dự toán chi phí trồng rong Sụn 1 ha bằng  lồng lưới kín.

Các khoản chi

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1. Vật tư:

-  Bao ximăng chứa cát dùng cho neo (cái)

- Dây cước buộc bao cát (kg)

- Dây neo, khung, bụng, treo lồng rong (kg)

- Dây buộc rong giống (kg)

- Dây Nilon dẹp (kg)

- Dây buộc lồng lưới (kg)

- Dây cước lớn làm khung lồng (kg)

- Lưới tấm, nhợ số 4, 2a = 2 cm, lồng lưới (kg)

- Can nhựa (cái)

- Phao xốp (tấm)

- Bao nhựa chứa xốp - phao cho lồng rong (kg)

- Bạt nhựa che mưa, che sương phơi rong (m2)

 

208

10,4

718,5

60

24

100

120

1.1.00

24

600

200

1.700

 

  1.500

62.000

35.000

40.000

30.000

35.000

62.000

80.000

40.000

20.000

36.000

7.000 

  160.223.500đ

    312.000 đ

     644.000 đ

  25.147.500 đ

   2.400.000 đ

     720.000 đ

  3.500.000 đ

  7.440.000 đ

88.000.000 đ

960.000 đ

12.000.000 đ

7.200.000 đ

11.900.000 đ

2. Giàn phơi trụ bêtong-sàn tre:

- Gìan trụ bêtong (m2)

- Tre lồ ô, dài 2 m, đường kính 3 cm (cây)

 

1.600

1.340

 

 

3.500

42.550.818 đ

37.860.818 đ

4.690.000 đ

3. Rong giống (kg):

12.000

 4.000 đ

  48.000.000 đ

4. Công nhật (ngày công):

- Công thả neo, chia ô, dựng giàn trồng (công)

- Công buộc dây mềm vào dây rong (công)

- Công lắp ráp lồng lưới (10.000 lồng)

- Công buộc rong giống vào dây rong (công)

- Công đưa cát vào bao ximăng làm neo (công)

- Công lắp đặt sàn tre phơi rong (công)

 

101

50

10.000

150

5,2

15

 

50.000 đ

50.000 đ

5.000 đ

50.000 đ

50.000 đ

50.000 đ

66.060.000 đ

5.050.000 đ

2.500.000 đ

50.000.000 đ

7.500.000 đ

260.000 đ.

750.000 đ

5. Thiết bị, dụng cụ nhỏ:

- Thúng bơi, láng trại, đo môi trường

- Dụng cụ nhỏ: dao, cưa, xô, thau nhựa

 

 

  11.430.000 đ

11.000.000 đ

430.000 đ

Tổng chi:

 

 

328.264.318 đ

          Một số mô hình trồng rong năng suất cao:

         

Các mô hình rồng rong Sụn năng suất cao được xây dựng trên các cơ sở sau:

          -  Thời gian trồng được tiến hành cả năm  hay ít nhất có 4 vụ trồng/năm.

          -  Mật độ rong giống cao nhất cho phép và đủ cho diện tích một đơn vị trồng khi ra giống ban đầu.

          Sau đây là chi tiết các mô hình trồng rong Sụn năng suất cao cho các lọai hình thủy vực đặc trưng ven biển.

 

          5.3. NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA QUI TRÌNH TRỒNG RONG SỤN Ở MÔ HÌNH GIÀN CĂNG CỐ ĐỊNH TRÊN ĐÁY CÓ PHAO:

          5.3.1. Năng suất:

Vào mùa mưa, tăng trọng trung bình của rong Sụn đạt 1,94 %/ngày và tỷ lệ hao hụt khoảng 9% sau thời gian 60 ngày trồng. Do đó, với diện tích dàn trồng 1 ha, mật độ rong giống là 10 tấn/1 ha (1 kg/1 m2), sau 2 tháng trồng sẽ thu được sản lượng 28,756 tấn rong tươi. Tổng sản lượng của rong Sụn khi tiến hành trồng 3 vụ trong 6 tháng mùa mưa là 86,268 tấn rong tươi.

 

Vào mùa nắng, tăng trọng trung bình của rong Sụn đạt 1,64 %/ngày và tỷ lệ hao hụt khoảng 31% sau thời gian 90 ngày trồng. Do đó, với diện tích dàn trồng 1 ha, mật độ rong giống là 10 tấn/1 ha (1 kg/1 m2), sau 3 tháng trồng sẽ thu được sản lượng 29,739 tấn rong tươi. Tổng sản lượng của rong Sụn khi trồng 2 vụ trong 6 tháng mùa nắng là 59,478 tấn rong tươi.

Như vậy, năng suất của qui trình trồng rong Sụn khi tiến hành trồng 5 vụ/1 năm của mô hình dàn căng cố định trên đáy có phao là 145,746 tấn rong tươi/ha/năm hay 18,218 tấn rong khô/ha/năm (8 kg rong tươi phơi được 1 kg rong khô).

          5.3.2. Hiệu quả kinh tế:

  1. Chi phí đầu tư:

Dự toán chi phí đầu tư cho 1 ha, bao gồm 5 dàn diện tích 2.000 m2 với 5 vụ trồng trong 1 năm của mô hình dàn căng cố định trên đáy có phao.

- Vật tư:

+ Cọc:         90 cọc x 15.000 đ/c        = 1.350.000 đ

+ Dây làm dàn (φ: 14 mm): 100 kg x 20.000 đ/kg         = 2.000.000 đ

+ Dây bụng (φ: 4 mm): 60 kg x 20.000 đ/kg                  = 1.200.000 đ

+ Dây buộc rong: 70 kg x 5 vụ x 40.000 đ/kg                =14.000.000 đ

+ Dây mềm buộc rong: 35 kg x 5 vụ x 36.000 đ/kg       = 6.300.000 đ

+ Xốp (1 x 0,5 x 0,1 m): 100 tấm x 25.000 đ/tấm         =  2.500.000 đ

+ Dụng cụ rẻ tiền: dao, kéo, bao chứa rong ...                       500.000 đ

+ Thúng chai vận chuyển: 4 cái trừ khấu hao 3 năm:         1.200.000 đ

- Rong giống vụ đầu:      10.000 kg x 4.000 đ/kg           = 40.000.000 đ

- Công lao động:

+ Đóng cọc dựng dàn: 10 công x 60.000 đ/công             = 600.000 đ

+ Cột dây mềm vào dây rong: 20.000 đ/kg x 350 kg     =7.000.000 đ

+ Buộc rong giống: 100 công x 5 vụ x 60.000 đ/c          = 30.000.000 đ

+ Buộc dây rong vào dàn: 100 công x 60.000 đ/c          = 6.000.000 đ

+ Thu hoạch: 30 công x 5 vụ x 60.000 đ/công               = 9.000.000 đ

+ Chăm sóc quản lý thường xuyên: 1 người quản lý 0,5 ha

02 người x 12 tháng x 1.500.000 đ/tháng                       = 36.000.000 đ

  1. Hạch toán:

Trong thực tế sản xuất, sau thu hoạch phải để lại một lượng rong làm giống tái sản xuất cho vụ sau. Do đó, ở dàn căng cố định trên đáy có phao với diện tích dàn trồng 1 ha, lượng rong giống 1 vụ là 10 tấn, sản lượng thực tế thu được để tính hiệu quả kinh tế của qui trình rồng rong Sụn trong 1 năm trồng là:

145,746 tấn - 40 tấn       =       105,746 tấn rong tươi

- Tổng chi phí đầu tư:     157.650.000 đ

- Chi phí đầu tư 1 kg rong tươi: 157.650.000 đ/105.746 kg     ≈        1.491 đ

- Doanh thu:         105.746 kg x 2.000 đ/kg rong tươi   = 211.492.000 đ

- Lợi nhuận:          211.492.000 đ - 157.650.000 đ        =  53.842.000 đ

- Tỷ suất của lợi nhuận/Tổng chi phí: 53.842.000 đ/157.650.000 đ=0,34

          5.4. NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA QUY TRÌNH TRỒNG RONG SỤN Ở MÔ HÌNH DÀN PHAO NỔI VEN BIỂN:

          5.4.1. Năng suất:

Vào mùa mưa, tăng trọng trung bình của rong Sụn đạt 2,08 %/ngày và tỷ lệ hao hụt khoảng 10% sau thời gian 60 ngày trồng. Do đó, với diện tích dàn trồng 1 ha, mật độ rong giống là 10 tấn/1 ha (1 kg/1 m2), sau 2 tháng trồng sẽ thu được sản lượng 30,96 tấn rong tươi. Tổng sản lượng của rong Sụn khi tiến hành trồng 3 vụ trong 6 tháng mùa mưa là 92,88 tấn rong tươi.

Vào mùa nắng, tăng trọng trung bình của rong Sụn đạt 1,97 %/ngày và tỷ lệ hao hụt khoảng 40% sau thời gian 90 ngày trồng. Do đó, với diện tích dàn trồng 1 ha, mật độ rong giống là 10 tấn/1 ha (1 kg/1 m2), sau 3 tháng trồng sẽ thu được sản lượng 34,62 tấn rong tươi. Tổng sản lượng của rong Sụn khi trồng 2 vụ trong 6 tháng mùa nắng là 69,24 tấn rong tươi.

Như vậy, năng suất trồng của qui trình trồng rong Sụn và khi tiến hành trồng với 5 vụ trong 1 năm của mô hình dàn phao nổi ven biển là 162,12 tấn rong tươi/ha/năm hay 20,265 tấn rong khô/ha/năm (khoảng 8 kg rong tươi phơi được 1 kg rong khô).

          5.4.2. Hiệu quả kinh tế:

  1. Chi phí đầu tư:

Dưới đây là dự toán chi phí đầu tư cho 1 ha, bao gồm 5 dàn diện tích 2.000 m2 với 5 vụ trồng trong 1 năm của mô hình dàn phao nổi ven biển.

- Vật tư:

+ Cố định dàn (bao ximăng chứa cát, đá ...):                  2.000.000 đ

+ Dây làm dàn (φ: 18 mm): 200 kg x 20.000 đ/kg         = 4.000.000 đ

+ Dây bụng (φ: 4 mm): 80 kg x 20.000 đ/kg                  = 1.600.000 đ

+ Dây buộc rong: 75 kg x 5 vụ x 40.000 đ/kg                =15.000.000 đ

+ Dây mềm buộc rong: 35 kg x 5 vụ x 36.000 đ/kg       = 6.300.000 đ

+ Xốp (1 x 0,5 x 0,1 m): 150 tấm x 25.000 đ/tấm         = 3.750.000 đ

+ Phao lớn (can nhựa 20 lít): 90 cái x 30.000 đ/cái        = 2.700.000 đ

+ Dụng cụ rẻ tiền: dao, kéo, bao chứa rong ...                500.000 đ

+ Thúng chai vận chuyển: 4 cái trừ khấu hao 3 năm:     1.200.000 đ

- Rong giống vụ đầu:      10.000 kg x 4.000 đ/kg           = 40.000.000 đ

- Công lao động:

+ Dựng dàn trồng: 20 công x 60.000 đ/công                  = 1.200.000 đ

+ Cột dây mềm vào dây rong: 20.000 đ/kg x 375 kg     =7.500.000 đ

+ Buộc rong giống: 100 công x 5 vụ x 60.000 đ/c          = 30.000.000 đ

+ Buộc dây rong vào dàn: 125 công x 60.000 đ/c          = 7.500.000 đ

+ Thu hoạch: 35 công x 5 vụ x 60.000 đ/công               = 10.500.000 đ

+ Chăm sóc quản lý thường xuyên: 1 người quản lý 0,5 ha

02 người x 12 tháng x 1.500.000 đ/tháng                       = 36.000.000 đ

  1. Hạch toán:

Sản lượng thực tế để tính hiệu quả kinh tế của qui trình trồng rong Sụn ở mô hình dàn phao nổi ven biển với diện tích dàn trồng 1 ha sau khi để lại lượng rong làm giống tái sản xuất trong 1 năm trồng là 122,12 tấn rong tươi.

- Tổng chi phí đầu tư:     169.750.000 đ

- Chi phí đầu tư 1 kg rong tươi: 169.750.000 đ/122.120 kg   ≈         1.390 đ

- Doanh thu:         122.120 kg x 2.000 đ/kg rong tươi   = 244.240.000 đ

- Lợi nhuận:          244.240.000 đ - 169.750.000 đ        =  74.490.000 đ

- Tỷ suất của lợi nhuận/Tổng chi phí: 74.490.000 đ/169.750.000 đ=0,44

         

5.5. NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA QUI TRÌNH TRỒNG RONG SỤN Ở MÔ HÌNH TÚI LƯỚI TREO GIÀN PHAO NỔI:

          5.5.1. Năng suất:

Ở mô hình túi lưới treo dàn phao nổi, vào mùa mưa, tốc độ tăng trọng trung bình của rong Sụn đạt 1,88 %/ngày. Với diện tích dàn trồng là 1 ha, bao gồm 10.000 túi lưới, khoảng cách giữa các túi lưới 1 m, lượng rong giống cho vào mỗi túi lưới là 1,0 kg (mật độ rong giống là 10 tấn/1 ha), sau 2 tháng nuôi trồng mỗi túi thu được là 3,06 kg hay sản lượng là 30,6 tấn rong tươi. Tổng sản lượng của rong Sụn khi tiến hành trồng 3 vụ trong 6 tháng mùa mưa là 91,8 tấn rong tươi.

Vào mùa nắng, tăng trọng trung bình của rong Sụn đạt 1,54 %/ngày. Với diện tích dàn trồng 1 ha, bao gồm 10.000 túi lưới, khoảng cách giữa các túi lưới 1 m, lượng giống cho vào mỗi túi lưới 1,0 kg (mật độ rong giống là 10 tấn/1 ha), sau 3 tháng trồng mỗi túi thu được 3,94 kg hay sản lượng là 39,4 tấn rong tươi. Tổng sản lượng của rong Sụn khi tiến hành trồng 2 vụ trong 6 tháng mùa nắng là 78,8 tấn rong tươi.

Như vậy, năng suất trồng của qui trình trồng rong Sụn khi tiến hành trồng với 5 vụ trong 1 năm của mô hình túi lưới treo  dàn  phao  nổi  là  170,6  tấn  rong  tươi/ha/năm  hay  21,325  tấn  rong khô/ha/năm (khoảng 8 kg rong tươi phơi được 1 kg rong khô).

          5.5.2. Hiệu quả kinh tế:

  1. Chi phí đầu tư:

Dưới đây là dự toán chi phí đầu tư cho 1 ha, bao gồm 5 dàn diện tích 2.000 m2 với 5 vụ trồng trong 1 năm của mô hình túi lưới treo dàn phao nổi.

- Vật tư:

+ Cố định dàn (bao ximăng chứa cát, đá ...):                  = 2.500.000 đ

+ Dây làm dàn (φ: 18 mm): 250 kg x 20.000 đ/kg         = 5.000.000 đ

+ Dây treo túi (φ: 8 mm): 250 kg x 20.000 đ/kg             = 5.000.000 đ

+ Túi lưới: 10.000 cái x 8.000 đ/cái                      =80.000.000 đ

+ Xốp (1 x 0,5 x 0,1 m): 100 tấm x 25.000 đ/tấm         = 2.500.000 đ

+ Phao lớn (can nhựa 20 lít): 120 cái x 40.000 đ/cái      = 3.600.000 đ

+ Dụng cụ rẻ tiền: dao, kéo, bao chứa rong ...                500.000 đ

+ Thúng chai vận chuyển: 4 cái trừ khấu hao 2 năm:     1.800.000 đ

- Rong giống vụ đầu:      10.000 kg x 4.000 đ/kg = 40.000.000 đ

- Công lao động:

+ Dựng dàn trồng: 40 công x 60.000 đ/công                  = 2.400.000 đ

+ Bỏ rong vào túi lưới: 20 công x 5 vụ x 60.000 đ/c      = 6.000.000 đ

+ Buộc túi rong vào dàn: 125 công x 60.000 đ/công      = 7.500.000 đ

+ Thu hoạch: 25 công x 5 vụ x 60.000 đ/công               = 7.500.000 đ

+ Chăm sóc quản lý thường xuyên: 1 người quản lý 0,5 ha

02 người x 12 tháng x 1.500.000 đ/tháng                       = 36.000.000 đ

  1. Hạch toán

Trong thực tế sản xuất, sau thu hoạch phải để lại một lượng rong làm giống tái sản xuất cho vụ sau. Do đó, ở mô hình túi lưới treo giàn phao nổi với diện tích dàn trồng 1 ha, lượng rong giống 1 vụ là 10 tấn, sản lượng thực tế thu được để tính hiệu quả kinh tế của qui trình nuôi trồng luân phiên rong Sụn và rong Bắp sú trong 1 năm trồng là:

          170,6 tấn - 40 tấn          =       130,6 tấn rong tươi

- Tổng chi phí đầu tư:     200.300.000 đ

- Chi phí đầu tư 1 kg rong tươi: 200.300.000 đ/130.600 kg   ≈         1.534 đ

- Doanh thu:         130.600 kg x 2.000 đ/kg rong tươi   = 261.200.000 đ

- Lợi nhuận:          261.200.000 đ - 200.300.000 đ                  =  60.900.000 đ

- Tỷ suất của lợi nhuận/Tổng chi phí: 60.900.000 đ/200.300.000 đ=0,3

  1. Dàn cố định căng trên đáy (fixed off bottom racket):

Mô hình này cho trồng rong Sụn ở các vùng bãi ngang vùng triều đáy cát, cát bùn, sỏi đá nhỏ trên nền cát ...ven các đầm phá lagoon), vũng vịnh, ven biển và ven đảo, khi nước thủy triều rút thấp mực nước còn lại từ  0.5-1.2m. Thiết kế dàn trồng theo kiểu này sẽ ít tốn cây cọc, chủ yếu sử dụng dây nilon. 

  • Dàn cố định căng trên đáy trồng ở vùng nước cạn ( 0.5 –1.2m khi triều thấp), trong mùa mát,  nước vận chuyển tốt, nhiều sóng gió.

 

 

 

 

 

 

 

           
     
 
   
 
     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Dàn căng trên đáy có phao trồng ở vùng nước cạn (0,5-1,2m khi triều rút), trong

 mùa  nóng, nước luân chuyển không tốt và ít sóng gió, đáy  không bằng phẳng hoặc

ở chổ  nước sâu (trên 2m) trong các lagoon kín-nửa kín.

                                                             Kiểu 1.

       
   
 
     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                          Kiểu 2

 
   

 

 

 

 

 

 

 

      

                       

 

 

 

 

- Kích thước dàn trồng và hướng đặt :  Tùy vào điều kiện địa hình và diện tích cụ thể nơi  định trồng mà chọn kích thước dàn trồng phù hợp, trên nguyên tắc chiều ngang dàn không quá rộng ( chỉ nên từ 10-20m), chiều dài có thể kéo dài, nếu có điều kiện. Điều đó đảm bảo nước có thể trao đổi thông thoáng trong toàn dàn và tiết kiệm được vật tư làm dàn, do việc kết nối với nhau. Kích thước nhỏ nhất nên rộng:10mxdài:20m

( 200m2/dàn ), lớn nhất rộng 20m x dài 50-100m (1.000-2.000m2/dàn )

- Nguyên tắc chung hướng các dàn trồng đặt song song với hướng sóng, gió. Các dàn đặt cách nhau ( phải,trái, trên, dưới ) ít nhất 1m, để đảm bảo nước có thể lưu  chuyển đều vào các dàn.

- Trong mùa nắng nóng diện tích các dàn trồng nên nhỏ và khoảng cách các dàn trồng nên đặt cách xa nhau để đảm bảo nước lưu thông tốt cũng như dễ xử lý khi xuất hiện bệnh.

  1. Thông số kỹ thuật

* Giống, ra giống :

- Trọng lượng giống : từ 80-100g/bụi ( trong mùa mát ), 150-200g/bụi (trong mùa nắng nóng )

- Buột giống vào dây rong( Þ =1-1.5mm, dùng một lần, hoặc Þ=3 mm, dùng lại nhiều lần ) với khoảng cách các bụi rong giống bình quân 20cm. Lượng giống cho dàn trồng 1.000m2 là 1.000kg, mật độ giống 1kg/m2 dàn trồng.

- Các dây rong giống được buộc vào dàn, song song và cách nhau 35-40cm

- Trong mô hình dàn căng trên đáy có phao dây rong nên đặt gần mặt nước ( cách mặt nước khoảng 30cm ) để tận dụng sự giao động  của sóng bề mặt đồng thời tránh nhiệt độ cao kéo dài do nền đáy hấp  nhiệt và giữ lại.

* Thời gian trồng  

- Thời gian trồng : Khi trọng lượng mỗi bụi rong đã đạt từ 800-1000g có thể tiến hành thu hoạch, thời gian trồng phụ thuộc vào mùa nhiệt độ : trong mùa mát sau 60-75 ngày có thể thu hoạch, trong mùa nóng thời gian trồng kéo dài hơn, thường sau 90 ngày mới thu hoạch.

* Năng suất

Đạt được bình quân 2.500 kg rong khô/dàn  (diện tích 1.000 m2). Nếu tính suy ra năng suất trồng theo  mô hình  này  thì 1 ha sẽ thu được bình quân 25.000 kg rong khô ( 25 tấn khô/ha-năm )

  1. Tính toán hiệu quả kinh tế:
  2.   Vật  tư:

+ Neo (có thể dùng cọc cây, cọc sắt, bao cát, đá):  18 cọc x 10.000đ/c = 180.000đ  (4 vụ)

+ Dây cái làm dàn và buộc vào neo ( Þ= 12-14mm):  320m (21kg):  15.000đ/kg x 21kg = 315.000đ (4 vụ)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

+ Dây bụng (Þ=3- 4mm): 120m (4kg ):                    15.000đ/kg x 4 kg   =  60.000đ (4 vụ )

+ Phao (có thể dùng phao ganh, can nhựa, xốp):  250 phao (10 x 10cm) hoặc 5 tấm xốp

                                                   (1m x 0.5m x 0.1m)  x 20.000đ/tấm =  100.000đ   (4 vụ )

+ Phao lớn (can nhựa 20l):                                             4 cái x 20.000đ/c =  80.000đ (4 vụ )

+ Dây buộc rong (Þ= 1.5mm, dài11m): 350 dây (8kg): 8kg x 25.000đ/kg = 200.000 đ (1 vụ)                                                                                           

+ Dây nilon mềm buột rong giống (dây than):             4kg x 15.000đ/kg = 60.000đ  (1 vụ)

  1.   Giống:     1.000kg x 2.000 đ/kg = 2.000.000 đ  (4 vụ)

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ  NGUYÊN VẬT LIỆU CẢ NĂM (Một dàn 1.000m2)

 

Khoản

Vụ 1

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

1. Vật tư

995.000

265.000

265.000

265.000

- Cọc

180.000

 

 

 

-Dâynilon(ị=14-16mm)

315.000

 

 

 

- Dây nilon (ị=3-4mm)

60.000

 

 

 

- Dây nilon mềm

60.000

60.000

60.000

60.000

- Dây nilon (ị=1.5mm)

200.000

200.000

200.000

200.000

- Phao nhựa lớn

80.000

 

 

 

- Phao

100.000

 

 

 

2. Giống

2.000.000

 

 

 

Tổng cho mỗi vụ

2.995.000

265.000

265.000

265.000

Tổng cho năm

3.790.000

 

II  Công lao động :

+ Công chăm sóc quản lý thường xuyên:  1 người x 12 tháng x 600.000 đ/tháng  =7.200.000 đ                                                                                                                             

+ Công nhật :

        - Công đóng cọc dựng dàn trồng: 4 công x 30.000 đ/công      =    120.000đ (cho 4 vụ)

        - Công cột dây mềm vào dây rong: 600đ/dây x 350 dây          =     210.000đ (cho 1 vụ)

        - Công buộc rong giống:     1.000 đ/dây x 350 dây                  =     350.000đ (cho 1 vụ)

           - Công buộc dây giống vào dàn: 5 công/1.000kg giống x 30.000 đ/công = 150.000đ (cho 1 vụ)                                                                                                                                    

                                                                                                                             

        - Công thu hoạch: 30 công/1tấn-khô x 0.7 tấn x 30.000 đ/công = 630.000đ  (cho 1 vụ)

 

TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT TƯ VÀ CÔNG CẢ NĂM

   

Khoản

Vụ 1

Vụ 2

Vụ 3

Vụ 4

1. Vật tư

995.000

265.000

265.000

265.000

- Cọc

180.000

 

 

 

-Dâynilon(14-16mm)

315.000

 

 

 

- Dây nilon (3-4mm)

60.000

 

 

 

- Dây nilon mềm

60.000

60.000

60.000

60.000

- Dây nilon (1.5mm)

200.000

200.000

200.000

200.000

- Phao nhựa lớn

80.000

 

 

 

- Phao

100.000

 

 

 

2. Giống

2.000.000

 

 

 

3. Công  quản lý

1.800.000

1.800.000

1.800.000

1.800.000

4. Công nhật

- Dựng dàn trồng

- Công cột dây mềm

-Côngbuộcronggiống

-Cônggiăng dây giống

- Công thu hoạch

1.460.000

120.000

210.000

350.000

150.000

630.000

1.340.000

 

210.000

350.000

150.000

630.000

1.445.000

 

210.000

350.000

150.000

630.000

1.445.000

 

210.000

350.000

150.000

630.000

5. Dụng cụ nhỏ

100.000

100.000

100.000

100.000

Tổng cho mỗi vụ

6.355.000

3.505.000

3.505.000

3.505.000

Tổng cho năm