THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận là địa phương có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nền nhiệt cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn; nhưng đó là điều kiện thuận lợi tạo độ tích ôn cao làm cho năng suất cây trồng tăng, nhất là những sản phẩm mang tính đặc thù như nho, táo thuốc lá, hành tỏi...; 

  1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận.

Ninh thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, theo Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 28/03/2013 V/v Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Ninh Thuận, tỉnh có diện tích tự nhiên là 335.833 ha.,  đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 266.679 ha, chiếm khoảng 79,41% diện tích tự nhiên. Với chiều dài bờ biển 105 km, với vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, lãnh hải nội thủy rộng khoảng 1.800 km2 (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020), là ngư trường trọng điểm khai thác hải sản; và nước biển có độ mặn khá cao phù hợp cho phát triển về lĩnh vực sản xuất thủy sản và muối công nghiệp.

Ninh Thuận là địa phương có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nền nhiệt cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi lớn; nhưng đó là điều kiện thuận lợi tạo độ tích ôn cao làm cho năng suất cây trồng tăng, nhất là những sản phẩm mang tính đặc thù như nho, táo thuốc lá, hành tỏi...; chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu).

  1. Về sản xuất ngành trồng trọt.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2011: 78.232 ha, trong đó: diện tích cây lương thực: 54.829 ha, Sản lượng lương thực đạt: 273.432 tấn, cụ thể: Diện tích cây lúa 38.311 ha, sản lượng 216.813 tấn; Diện tích cây bắp 15.804 ha, sản lượng 56.227 tấn.

  1. Về sản xuất ngành chăn nuôi.
  • Đàn gia súc: 309.520 con. Trong đó: bò, trâu 109.565 con; dê 59.310 con; cừu 82.485 con; heo 58.160 con.
  • Đàn gia cầm 1.748.279 con. Trong đó: gà 779.735 con, vịt 968.544 con.
  • Tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng đạt 28.016,9 tấn (năm 2011).
  1. Sản xuất tôm giống.

Tổng số cơ sở sản xuất tôm giống 229 cơ sở, sản lượng tôm giống đạt trên 16 tỷ con (năm 2011). Trong đó: tôm sú 3,832 tỷ con; tôm thẻ chân trắng 12,354 tỷ con (Post larvae 6,904 tỷ con, nauplii 5,450 tỷ con);

  1. Diện tích đồng muối.

Năm 2012, diện tích sản xuất muối đang là 2.353 ha, trong đó: muối công nghiệp: 1.872 ha; muối ăn (muối diêm dân) 480 ha, với tổng sản lượng 228 ngàn tấn (đạt 91,20% so với kế hoạch, tăng 35,6% so với năm 2011), muối công nghiệp 125.529 tấn, muối diêm dân 102.481 tấn.

  • Về điều kiện hạ tầng vùng sản xuất (nho, táo):
  • Hệ thống thủy lợi cơ bản hoàn chỉnh, phục vụ tưới đến tận chân ruộng; đảm bảo tiêu, thoát nước trong mùa mưa.
  • Về hệ thống giao thông nội đồng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận chuyển và đi lại; Lâu dài, thông qua nguồn vốn dự án QSEAP, đã lập quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông cho 03 xã (Khánh Hải, An Hải và Nhơn Sơn).
  • Về hệ thống điện phục vụ sản xuất, có 100% vùng sản xuất (nho, táo) điện lưới quốc gia đã đầu tư đến vùng sản xuất.
  • Điều kiện hạ tầng vùng chăn nuôi gia súc:
  • Hệ thống hồ, đập thủy lợi đảm bảo nước uống và phát triển đồng cỏ cho gia súc.
  • Hệ thống giao thông nông thôn, hiện có 100% xã đã có đường giao thông đến trung tâm xã; đã có đường giao thông nội đồng đến vùng chăn nuôi.
  • Hệ thống điện lưới quốc gia, đã đến cơ sở chăn nuôi tập trung.
  • Hạ tầng vùng sản xuất Rau an toàn:
  • Một số mô hình đã sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước (phun sương);
  • Hệ thống giao thông nông thôn, hiện có đường giao thông đến vùng sản xuất.
  • Hệ thống điện lưới quốc gia, đã đến tận vùng sản xuất.
  • Vùng nuôi tôm: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh tự động kiểm soát môi trường đối với một số loài thuỷ sản.
  • Thị trường tiêu thụ: Các sản phẩm nho ăn tươi, đã có thương hiệu tại thị trường trong nước; một phần chế biến Rượu nho. Cây táo chủ yếu bán thô, đang rất ổn định. Đối với cây táo đang xây dựng Logo cho trái táo Ninh Thuận; vật nuôi (dê Bách Thảo, cừu Phan Rang) đã được công nhận. Đối với tôm giống, thị trường tiêu thụ rất lớn; hầu hết tôm giống Ninh Thuận phục vụ cho vùng nuôi tôm của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung.
  1. I Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

I.1. Vị trí địa lý.

Ninh Thuận nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý từ 11018’14’’ đến 12009’15’’ vĩ độ Bắc và từ 109009’08” đến 109014’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tinh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105km. Diện tích tự nhiên phần đất liền là 335.833 ha.

Về hành chính, tỉnh có 7 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận Nam. Đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó có 47 xã, 3 thị trấn và 15 phường.

I.2. Địa hình.

Địa hình của tỉnh có 3 dạng chính là: Núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển.

Địa hình đồi núi của tỉnh chiếm 63,2% diện tích toàn tỉnh, chủ yếu là núi thấp dốc từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Địa hình đồi núi của tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển thủy điện quy mô nhỏ kết hợp với thủy lợi.

Địa hình đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và Ninh Sơn. Địa hình lượn sóng xen lẫn các đồi thấp này có nhiều điều kiện để phát triển rừng kinh tế, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, địa bàn chiến lược quốc phòng của khu vực.

Đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Địa hình bằng phẳng, ven biển có các đồi cát, cồn cát. Đồng bằng ven biển là nơi có điều kiện để bố trí các công trình công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển các cây đặc sản của vùng khô hạn.  

I.3. Khí hậu, thủy văn.

Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 – 1.827 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 270C.  Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 9 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 700 – 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao trên 1.100 mm ở vùng miền núi. Độ ẩm không khí từ 75 – 77%. Năng lượng bức xạ lớn khoảng 160KCl/m2. Tổng nhiệt lượng 9.500 – 10.0000C.

Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm Tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân của cả nước.

I.3. Tài nguyên đất.

  1. Về thổ nhưỡng.

 Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận năm 2000 theo phương pháp phân loại định lượng (WRB) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thì trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm đất với 75 loại đất, được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng …..: Phân loại đất tỉnh Ninh Thuận.

STT

Nhóm đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) 

Phân bố

1

Nhóm đất cát

10.401,3

3,1

H.Ninh Hải, Tp. Phan Rang

2

Nhóm đất mặn

5.532,8

1,7

H. Ninh Hải, H. Ninh Phước 

3

Nhóm đất phù sa

8.304,6

2,5

H.Ninh Phước, H.Ninh Hải, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm 

4

Nhóm đất glây

7.755,6

2,3

H.Ninh Phước, H.Ninh Hải, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm 

5

Nhóm đất mới biến đổi

9.049,8

2,7

H. Ninh Phước, H.Ninh Sơn, H. Ninh Hải 

6

Nhóm đất xám vùng bán khô hạn

23.201,5

6,9

H. Ninh Sơn, H.Bác Ái, H. Ninh Phước

7

Nhóm đất xám

28.423,4

8,5

H. Ninh Sơn, H.Bác Ái

8

Nhóm đất đỏ

1.840,0

 

H.Ninh Sơn, H. Ninh Phước

9

Đồi xói mòn trơ sỏi đá

17.274,4

5,1

 

Nguồn: Quy hoạch tổng thể Phát triển KT- XH tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

 


  1. Hiện trạng sử dụng đất.

Bảng       :Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận năm 2010

STT

LOẠI ĐẤT

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

335.833 

100

1

Đất nông nghiệp

266.679

79,41

1.1

Đất trồng lúa

18.683

7,01

1.2

Đất trồng cây lâu năm

10.329

3,87

1.3

Đất rừng phòng hộ

111.951

41,98

1.4

Đất rừng đặc dụng

39.736

14,90

1.5

Đất rừng sản xuất

34.572

12,96

1.6

Đất làm muối

3.948

1,48

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

1.825

0,68

2

Đất phi nông nghiệp

29.231

8,7

3

Đất chưa sử dụng

39.923

11,89

Nguồn: Nghị Quyết số 41/NQ-CP, ngày 28/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 266.679 ha, chiếm tỷ lệ khá lớn (79,41%) so với diện tich tự nhiên của tỉnh. Trong đó, diện tích đất trồng lúa: 18.863 ha, đất trồng cây lâu năm: 10.329 ha, đất nuôi trồng thủy sản: 1.825ha và đất làm muối: 3.948 ha.

I.4. Tài nguyên rừng.

Theo Quyết định số 241/2007/QĐ-UBND ngày 14/09/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 – 2015 thì đến 31/12/2006, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là: 239,3 nghìn ha; trong đó:

  • Phân theo 3 loại rừng: rừng phòng hộ 176,7 nghìn ha, rừng đặc dụng 42,3 nghìn ha và rừng sản xuất 20,3 nghìn ha.
  • Phân cấp mức độ xung yếu: cấp phòng hộ rất xung yếu 46,8 nghìn ha, chiếm 19,6%, cấp phòng hộ xung yếu 134,4 nghìn ha, chiếm 56,3%, cấp phòng hộ ít xung yếu 57,3 nghìn ha, chiếm 24,1%.

Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2008 là 44% và ước năm 2010 là 44,3%. Tài nguyên rừng của tỉnh Ninh Thuận vừa có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, khai thác để phát triển du lịch kết hợp với chức năng phòng hộ.

I.5. Tài nguyên biển.

Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá, trong đó nhóm cá nổi có trên 146 loài, nhóm cá đáy có 392 loài, vùng biển có độ sâu từ 200m trở vào có khoảng 100 loài hải sản có giá trị kinh tế thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giáp xác, nhuyễn thể, da gai và cá, tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn.

Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn là điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp và hóa chất sau muối, diện tích đất có khả năng mở rộng để sản xuất muối từ 4.000 – 5.000 ha, sản lượng 400 – 500 ngàn tấn.

Tài nguyên ven bờ: Có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản cho từng loại hình mặt nước như nuôi biển, nuôi nước lợ, trên cát, nuôi nước ngọt và sản xuất giống thủy sản. Toàn tỉnh có khoảng 3.000 – 4.000 ha diện tích mặt nước lợ, mặn gồm các đầm, vịnh thuận lợi cho việc đưa vào nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn.

III. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận.

II.1. Tổng quan về tình hình kinh tế, giai đoạn 2000 – 2011.

II.1.1.Mức tăng trưởng kinh tế.

Bảng  : Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh 1994

ĐVT: tỷ đồng.

Nội dung

2000

2005

2008

2009

2010

2011

Bình quân (%/năm)

Nông lâm nghiệp và thủy sản

668,4

787,6

1.113,6

1.116,9

1.123,5

1.184,9

5,34

Công nghiệp và xây dựng

176,3

401,5

584,7

662,7

781,2

886,4

15,81

Dịch vụ

407,6

662,0

851,6

949,8

1.112,9

1.265,7

10,85

Tổng cộng

1.252,3

1.851,1

2.549,9

2.729,4

3.017,6

3.337,0

9,32

Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh năm 2011.

Giai đoạn 2000-2011, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh khoảng 9,32%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2011 là 3.337 tỷ đồng, tăng khoảng 2,7 lần so với năm 2000 (1.252,3 tỷ đồng).

Giá trị tổng sản phẩm của ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh tăng mạnh nhất với 15,81%/năm, nếu như năm 2000 giá trị GDP ngành Công nghiệp và xây dựng chỉ có 176,3 tỷ đồng thì đến năm 2011 giá trị này tăng lên khoảng 886,4 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá trị GDP của ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng chậm nhất với mức trung bình là 5,34%/năm. Năm 2000 giá trị GDP của ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản là 668,4 tỷ đồng và đến năm 2011 chỉ tăng lên khoảng 1.184,9 tỷ đồng, qua 11 năm chỉ tăng khoảng 1,8 lần.

Giá trị GDP ngành Dịch vụ của tỉnh tăng trung bình khoảng 10,85%/năm.

II.1.2.Nông nghiệp.

Bảng  : Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp theo giá so sánh 1994

ĐVT: triệu đồng

Năm

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

Tổng  cộng

2000

493.966

127.757

52.217

673.940

2005

442.431

191.164

58.081

691.676

2008

729.355

240.289

99.862

1.069.506

2009

748.021

263.765

117.778

1.129.564

2010

708.304

286.280

117.899

1.112.483

2011

774.885

293.237

127.661

1.195.783

Tăng/giảm

280.919

165.480

75.444

521.843

Tỷ lệ tăng, giảm (%/năm)

4,18

7,85

8,47

5,35

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2011.

Qua bảng ta thấy giai đoạn 2000 – 2011, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp của tỉnh tăng bình quân là 5,35%/năm.

Trong đó, giá trị GDP của ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao nhất với mức trung bình là 8,47%/năm, nếu như năm 2000 giá trị sản xuất của ngành là 52.217 triệu đồng thì đến năm 2011 là 127.661 triệu đồng. Trong khi đó, giá trị GDP của ngành trồng trọt chỉ tăng 4,18%/năm, nếu như giá trị của ngành trồng trọt năm 2000 là 493.966 triệu đồng  thì đến năm 2011 giá trị này là 774.885 triệu đồng, chỉ tăng gấp 1,6 lần so với năm 2000. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, giai đoạn 2000 – 2011 cũng tăng trung bình khoảng 7,85%/năm.

  • Trồng trọt.

Bảng: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Ninh Thuận theo giá so sánh 1994.

ĐVT: triệu đồng         

Năm

Lương thực

Rau đậu

Cây công nghiệp hằng năm  

Cây công nghiệp lâu năm

Cây ăn quả

Tổng cộng

2000

241.856

78.158

59.777

1.673

102.940

484.404

2001

237.207

71.467

59.820

3.136

92.428

464.058

2002

222.477

39.355

50.665

5.054

98.429

415.980

2003

235.400

60.846

53.296

6.509

112.948

468.999

2004

271.076

82.254

35.716

6.112

134.548

529.706

2005

164.445

56.365

30.920

7.528

150.563

409.821

2006

308.378

85.580

56.543

8.087

160.459

619.047

2007

312.085

119.458

52.469

8.288

164.096

656.396

2008

345.462

101.410

30.940

7.980

243.563

729.355

2009

368.572

138.603

31.305

9.196

155.014

702.690

2010

331.905

124.512

55.359

9.035

144.999

665.810

2011

404.352

139.354

44.833

8.807

139.741

737.087

Tỷ lệ tăng, giảm (%)

4,78

5,40

-2,58

16,30

2,82

3,89

Nguồn: Theo Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2011.

Giai đoạn 2000- 2011, giá trị sản xuất của cây công nghiệp lâu năm tăng cao nhất, trung bình cao nhất khoảng 16,30%/năm, nếu như năm 2000 giá trị GDP của cây công nghiệp lâu năm là 1.673 triệu đồng và đến năm 2011 tăng lên 8.807 triệu đồng. Một số cây công nghiệp lâu năm của tỉnh năm 2011 như: Điều (3.349 ha), hồ tiêu (2 ha), cà phê (22 ha), dừa (96 ha).

Ngược lại, giá trị sản xuất của cây công nghiệp hàng năm lại giảm trong giai đoạn 2000 – 2011, giảm trung bình khoảng 2,58%/năm. Năm 2000, giá trị sản xuất của các loại cây hằng năm của tỉnh là 59.777 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 chỉ còn 44.833 triệu đồng. Một số cây hằng năm của tỉnh như: lúa (38.811 ha), ngô (15.804 ha), mía (2.639 ha), bông (87 ha), lạc (432 ha),..

Giá trị sản xuất của cây lương thực tăng trung bình là 4,78%/năm, cây rau đậu: 5,4%/năm, cây ăn quả: 2,82%/năm.

  • Chăn nuôi.

Năm 2011, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi là 293.237 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2000. Một số vật nuôi chủ yếu của tỉnh như: Trâu, bò: 109.565 con; Dê, cừu: 141.795 con; Lợn: 58.160 con; Gia cầm: 1.748.279 con.

II.1.3. Công nghiệp.

Biểu đồ: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2011

Qua biểu đồ ta thấy, giá  trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 – 2011 tăng nhanh đáng kể, năm 2011 giá trị công nghiệp tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005 (797,5 triệu đồng), tăng bình quân khoảng 14%/năm. Năm 2011, ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trong cao nhất với 1.423,8 tỷ đồng; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 215,6 tỷ đồng; ngành khai khoáng đạt 70,8 tỷ đồng và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xà xử lý rác thải, nước thải đạt 24,4 tỷ đồng.    

  1. 2. Xã hội.

Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến năm 2011 là 568.996 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh năm 2011 là 12,17‰, mật độ dân số trung bình 169 người/km2, dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là: dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm 11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số thành thị chiếm khoảng 36% tổng dân số, còn lại tỷ lệ dân số nông thôn là khoảng 64%.

Bảng : Một số chỉ tiêu về dân số và lao động tỉnh Ninh Thuận

ĐVT: người.

Chỉ tiêu

2005

2008

2009

2010

2011

1. Dân số trung bình

547.911

560.735

565.793

563.214

568.996

- Dân số thành thị

177.182

202.939

204.071

204.555

205.227

- % so với tổng số

32,34

36,19

36,07

36,00

36,07

- Dân số nông thôn

370.729

357.796

361.722

363.659

363.769

- % so với tổng số

67,66

63,81

63,93

64,00

63,93

- Dân số trong tuổi LĐ

265.124

300.532

295.119

299.620

352.090

- LĐ đang làm việc tại các ngành KT

257.753

293.289

283.523

287.935

288.340

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2012.

  1. IV. Hệ thống giao thông.

Tỉnh có 3 tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1A (64,5 km), Quốc lộ 27A (66 km), Quốc lộ 27B (44 km) và 10 tuyến tỉnh lộ là 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền – Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km, đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài 238,3 km.

Mật độ đường của tỉnh nhìn chung còn thấp so với mức bình quân của cả nước, bình quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1.000 dân. Hiện nay, 100% số xã trong toàn tỉnh có đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm.

  1. V. Hệ thống thủy lợi.
  • Công trình hồ chứa: Tính đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận có 12 hồ chứa nước với dung tích 137 triệu m3. Diện tích tưới thiết kế và khả năng tưới thực tế của các hồ chứa là 35.150 ha.
  • Các công trình tưới bằng các đập dâng: Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay có 76 đập dâng lớn nhỏ, trong đó: 13 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập trên 50 ha, 58 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập nhỏ hơn 50 ha, 5 đập dâng thuôcj khu tưới hồ Tân Giang. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình đập dâng là 18.363 ha, trong đó thực tế tưới được 16.228ha.
  • Các công trình tưới bằng trạm bơm: Trong hệ thống thủy nông Nha Trinh – Lâm Cấm có một số khu vực cao cục bộ không thể tưới tự chảy được mà phải dùng bơm. Đến nay, số trạm bơm lấy nước tưới từ kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm đã xây dựng được 10 trạm với diện tích tưới thiết kế là 1.480 ha, diện tích thực tưới năm cao nhất đạt được 840ha.
  1. VI. Mạng lưới điện.

Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220KV,110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thủy điện Sông Pha công suất 7,5MW (5 x 1,5MW), nhà máy thủy điện sông Ông công suất 8,1MW (3 x 2,7MW).

Hệ thống lưới điện quốc gia được đầu tư đến 100% số xã, phường, thị trấn đáp ứng cho nhu cầu điện cho nhu cầu điện cho sản xuất và cung cấp điện cho hơn 95% số hộ trong tỉnh. Tỉnh đang triển khai xây dựng tiếp các hệ thống điện cung cấp cho các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.

 

VII. Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế.

Bảng: Giá trị sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuận

theo giá so sánh

STT

Nội dung

ĐVT

2000

2008

2009

2010

2011

1

Nông lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ đồng

668,4

1.113,6

1.116,9

1.123,5

1.184,9

2

Công nghiệp và xây dựng

Tỷ đồng

176,3

584,7

662,7

781,2

886,4

3

Dịch vụ

Tỷ đồng

407,6

851,6

949,8

1.112,9

1.265,7

 

Tổng cộng

Tỷ đồng

1.252,3

2.549,9

2.729,4

3.017,6

3.337,0

 

GTSX ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế.

%

53,37

43,67

40,92

37,23

35,51

Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận.

 

Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đều tăng qua các năm, nếu như năm 2000 đạt 668,4 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã đạt 1.184,9 tỷ đồng. Trong đó giá trị của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng mạnh trong những năm gần đây, đẫn đến tỷ trọng GTSX ngành Nông nghiệp trong tổng GTSX ngành kinh tế đã giảm từ 53,37% năm 2000 xuống còn 35,51% năm 2011.

Như vậy với tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận năm 2011 chiếm 35,51% giá trị sản xuất của nền kinh tế, cho thấy ngành Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh./.

 

Trò chuyện cùng chúng tôi