THỰC TRẠNG TÁO TỈNH NINH THUẬN

Cây táo tỉnh Ninh Thuận đang dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng, mở ra một triển vọng mới cho nông dân trong tỉnh

THỰC TRẠNG TÁO TỈNH NINH THUẬN

 

  1. Hiện trạng phát triển cây táo tại Ninh Thuận

 Cây táo tỉnh Ninh Thuận đang dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng, mở ra một triển vọng mới cho nông dân trong tỉnh. Do có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu trong lòng đất nên cây táo có thế mạnh trong chống hạn, chống gió bão và cây ăn quả nhiều năm.

 Táo (táo ta, táo gai) có tên khoa học Ziziphus mauritiana, là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai, có thể sống ở nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm. Giống táo này Ninh Thuận gọi là táo xanh (nhiều người gọi là táo Phan Rang), quả nhỏ (từ 10-25 quả/kg), khi còn non có màu xanh, khi chín có màu vàng bóng, giòn và có vị ngọt thanh. Đặc điểm khí hậu Ninh Thuận nắng nhiều, gió mạnh và khô hanh gần như quanh năm rất phù hợp với cây táo. Qua nhiều năm, người trồng táo Ninh Thuận đã lai tạo và chọn được một số giống táo có chất lượng khá cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng đất khô hạn này.

 Cây táo dễ trồng, đầu tư không cao, nhiều năm trước người nông dân trồng nhỏ lẻ trong vườn nhà, thu hoạch quả chủ yếu ăn tươi và tiêu thụ theo kiểu tự cung tự cấp. Vài năm gần đây, táo Ninh Thuận được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ được mở rộng, người dân trong tỉnh tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích. Cả tỉnh có hơn 50 cơ sở mua bán táo hoạt động liên tục; đưa táo đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

 Đến nay, cây táo được trồng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh từ Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Phan Rang, Thuận Nam, Thuận Bắc. Tại Ninh Phước,  thành phố Phan Rang - Tháp Chàm vốn được nhiều người biết đến là vùng trọng điểm của cây nho và các loại rau màu; vài năm trở lại đây, cây táo xuất hiện và dần dần thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả. Người dân ở đây đã từng gắn bó với cây nho, nhưng do trồng nho phải đầu tư chi phí cao lại dễ bị sâu bệnh nên sau khi đi học tập kinh nghiệm trồng táo ở một số địa phương, nhiều hộ nông dân đã quyết định chuyển diện tích trồng nho sang trồng táo. Trung bình, sau 3 năm, vườn táo phát triển tốt sẽ cho năng suất cao, bình quân 35 - 40 tấn/ha. Nhiều người dân tại các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Vinh (huyện Ninh Phước); xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải đang tập trung đầu tư phát triển trồng táo với diện tích khá lớn.

1.1Diện tích trồng táo tại tỉnh Ninh Thuận

- Diện tích trồng táo tại tỉnh Ninh Thuận tăng đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2015, cụ thể xem ở bảng 1 và biểu đồ 1.

+ Năm 2010: có 793 ha; trong đó diện tích cho thu hoạch: 578 ha.

+ Năm 2015: có 1.050 ha; trong đó diện tích cho thu hoạch: 1.006 ha.

- Khu vực trồng táo phân bố không đồng đều giữa các địa phương, tập trung phổ biến là ở huyện Ninh Phước (năm 2015: 698 ha), thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (năm 2015: 157 ha); ở hyện Thuận Bắc năm 2010 trồng 7 ha, đến năm 2015 giảm chỉ còn 1 ha.

Bảng 1. Hiện trạng diện tích trồng Táo tỉnh Ninh Thuận

Stt

Hạng mục

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tổng diện tích trồng táo

793

988

1.093

1.107

1.005

1.050

1.1

Phan Rang-TC

127

155

153

153

132

157

1.2

Huyện Ninh Sơn

57

57

65

65

62

65

1.3

Huyên Ninh Hải

54

55

47

46

35

40

1.4

Huyện Ninh Phước

491

661

749

763

684

698

1.5

Huyện Thuận Nam

57

58

77

78

92

89

1.6

Huyện Thuận Bắc

7

2

2

2

0

1

2

Tổng diện tích cho thương phẩm

578

694

968

1.008

979

1.006

2.1

Phan Rang-TC

88

85

144

143

131

130

2.2

Huyện Ninh Sơn

49

49

54

56

58

60

2.3

Huyên Ninh Hải

49

48

45

44

33

40

2.4

Huyện Ninh Phước

344

459

660

693

684

698

2.5

Huyện Thuận Nam

42

51

63

70

73

77

2.6

Huyện Thuận Bắc

6

2

2

2

0

1

                         “Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận” năm 2015.

Biểu đồ 1. Hiện trạng diện tích trồng Táo tỉnh Ninh Thuận

“Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận” năm 2015.

1.2 Sản lượng táo Ninh Thuận

Sản lượng táo tại tỉnh Ninh Thuận khá cao, bình quân khoảng 40 tấn/ha. Năm 2015, tổng sản lượng táo toàn tỉnh đạt 40.205 tấn, cụ thể ở bảng 2biểu đồ 2.

Bảng 2. Hiện trạng sản lượng Táo Ninh Thuận

Stt

Hạng mục

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Phan Rang-TC

3.678

2.360

7.367

6.380

4.903

5.135

2

Huyện Ninh Sơn

735

1.050

1.028

1.220

1.866

1.824

3

Huyên Ninh Hải

1.582

1.425

1.430

1.386

1.275

1.600

4

Huyện Ninh Phước

8.260

12.850

27.060

26.681

28.044

28.618

5

Huyện Thuận Nam

1.360

1.455

1.805

2.065

3.010

3.015

6

Huyện Thuận Bắc

65

23

26

50

2

13

 

Tổng số

15.680

19.163

38.716

37.782

39.100

40.205

                             “Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận”năm 2015.

Biểu đồ 2. Hiện trạng sản lượng Táo tỉnh Ninh Thuận

“Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận” năm 2015.

Mức sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước hàng năm lên đến 20 -25 ngàn tấn. Sản phẩm táo của Ninh Thuận có mặt ở cả hai thị trường miền Bắc và miền Nam của Việt Nam, đây là một lợi thế  so với các tỉnh có trồng táo khác trong cả nước.

Giá táo mua tại ruộng 10.000đ/kg, giá bán tại chợ trong tỉnh 12.000-15.000 đ/kg, tại các siêu thị và các chợ ngoài tỉnh từ 30.000 - 35.000 đ/kg.

  1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn sản xuất táo trong những năm qua

2.1. Thuận lợi

  - Ưu điểm của cây táo là kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản, chỉ sau một năm kể từ khi trồng là cây táo có thể cho thu hoạch. Tuổi thọ khai thác của cây táo lên đến trên 10 năm và cho thu hoạch đến 2 vụ/năm. Dựa vào lợi thế này, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhiều nông dân còn kết hợp phát triển trồng táo với chăn nuôi dê, cừu (dùng lá làm thức ăn cho dê).

  - Táo là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, chỉ đứng sau cây nho. Bình quân 01 ha táo trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật cho thu nhập từ 350 triệu đồng - 400 triệu đồng/ ha/năm. Hơn nữa, đa số nông dân Ninh Thuận có nhiều kinh nghiệm về trồng táo. Đây là loại cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, nên được xem là “cây làm giàu” của người dân địa phương.

- Về chất lượng táo xanh Ninh Thuận người tiêu dùng ưa chuộng hơn và có giá bán cao hơn so với táo ở các vùng khác nhờ có vị ngọt thanh, giòn và thơm. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, hiện nay người trồng táo ở tỉnh Ninh Thuận càng có ý thức hơn trong quy trình canh tác để cho ra sản phẩm táo sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng, giá trị kinh tế cao.

2.2. Khó khăn

- Tiềm năng phát triển cây táo chưa được khai thác triệt để.

- Việc đưa các giống mới vào sản xuất mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Một số giống táo mới còn đang mới lạ đối với nông dân, đặc biệt kỹ thuật trồng, chăm sóc, thời vụ thu hoạch nên hiệu quả còn chưa tương xứng với tiềm năng giống.

- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc, cân đối dinh dưỡng, bảo vệ thực vật còn chưa thật sự có hiệu quả, còn lạm dụng nhiều thuốc hoá học. Vì vậy, sản xuất táo không mang lại kết quả như mong muốn như: năng suất chưa cao, phẩm chất kém, và còn có khả năng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái…

- Công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn rất sơ sài, chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ thất thu sau thu hoạch còn lớn.

- Đa phần nông dân trồng táo còn khó khăn, vì vậy thiếu vốn đầu tư trong sản xuất cũng là điều kiện hạn chế đối với việc mở rộng diện tích táo.

 - Giá cả không ổn định - tổ chức thị trường còn rời rạc, không tập trung. Trong những năm qua, tiêu thụ táo chủ yếu là do tư nhân và thương lái quyết định giá cả.

2.3. Định hướng và mục tiêu phát triển

2.3.1. Định hướng

- Tỉnh đã xác định táo là cây đặc thù, có giá trị kinh tế cao, phải tập trung phát triển. Đến năm 2020, mở rộng cơ cấu giống táo, ổn định diện tích táo 1.000 ha giống đạt phẩm cấp (bảng 3).

- Tập trung đầu tư theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất theo hướng an toàn, đảm bảo chất lượng, không có tồn lưu hóa chất trên cây.

2.3.2. Diện tích phát triển cây táo ổn định đến năm 2020

- Quy mô, diện tích ổn định: 1.000 ha, sản lượng: 40.000 tấn.

 

Bảng 3. Diện tích và sản lượng táo ổn định đến năm 2020

Stt

Địa điểm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Ghi chú

1

Phan Rang - Tháp Chàm

120

4.800

 

2

Ninh Sơn

80

3.200

 

3

Ninh Phước

664

26.560

 

4

Ninh Hải

40

1.600

 

5

Thuận Bắc

16

640

 

6

Thuận Nam

80

3.200

 

 

Tổng

1.000

40.000

 

                             “Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận” năm 2015.

- Cơ cấu giống: giống mới 50%, giống địa phương (chọn lọc): 50%.

- Phân bố: tập trung chủ yếu Ninh Phước (66,4%), Phan Rang - Tháp Chàm (12%), Ninh Sơn (8%), Ninh Hải (4%), Thuận Nam (8%) và Thuận Bắc (1,6%) bố trí trồng trên vùng đất thích nghi.

Giai đoạn 2010 - 2015 mở rộng thêm 257 ha táo. Đến năm 2020 quy hoạch ổn định 1.000 ha diện tích đất trồng cây táo. Địa bàn sản xuất tập trung ở Ninh Phước, Phan Rang - Tháp Chàm.

2.3.3. Giải pháp chủ yếu để đảm bảo sản xuất táo phát triển bền vững

- Đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo giống mới, chất lượng tốt cung cấp kịp thời cho sản xuất. Nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống táo theo hướng VietGAP để tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Đào tạo kỹ thuật trồng táo cho nông dân tại Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, các lớp khuyến nông và các mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng thực phẩm an toàn, nhằm  nâng cao giá trị và tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa.

- Tổ chức xây dựng các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và hộ nông dân trồng Táo theo tiêu chuẩn VietGAP, liên kết chặt chẽ và đảm bảo lợi ích 4 nhà giữa các doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học và nhà nông.

- Thực hiện tốt chính sách đất đai, ưu tiên hỗ trợ các thủ tục về đất đai cho những vùng sản xuất tập trung. Đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất tập trung, các cơ sở chế biến, hỗ trợ giống mới; phân bón; thuốc BVTV; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho những vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quảng bá các sản phẩm từ cây Táo Ninh Thuận để mở rộng thị trường cả nước./.

                                                                   Phạm Châu Hoành

Chủ tịch Hiệp hội nho và táo Ninh Thuận

 

 

 

 

`

 

 

                                            

Trò chuyện cùng chúng tôi